Trang

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

DI SẢN TG TẠI TRUNG qUỐC (7)

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI TRUNG QUỐC (7)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o-
Lạc Sơn Đại Phật
Tượng Phật Lạc Sơn nằm ở ngọn Thê Loan mé Đông núi Nga My thành phố Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên. Mặt tượng quay về hướng hội tụ của ba dòng sông Mân, Đại Đô và sông Thanh Y.Tượng tạo hình trang nghiêm, trải qua hàng nghìn năm mưa gió đến nay vẫn vững vàng bên bờ sông Mân chảy xiết. Tượng Phật Lạc Sơn còn gọi là Đại Phật Lăng Mân là một bức tượng điêu khắc vách núi lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay và mãi mãi về sau.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn  thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) cách Tây An  50 km về phía đông.
Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất  đắp nổi cao 76 m, từ Nam đền Bắc  dài 350 m, từ Tây sang Đông  rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền , nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật , dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².
Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân  cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật  quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối , ở dưới đổ đồng nung  và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện , của trăm quan  xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông ,như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn,  ở dưới có đủ địa lý , lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc , trù tính thế nào để cháy mãi mãi."
Sau khi chôn cất xong, có người nói: "Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn". Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế  (con trai Tần Thủy Hoàng ) sai đóng đường hầm  đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ  lên trên ngụy trang thành cái núi.
Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh
Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh là một quần thể các lăng tẩm, mồ mả các vua chúa, hoàng hậu, phi tần, công chúa... sống trong hai triều đại Minh, Tanh, Trung Quốc. Quần thể này được phân bố lần lượt ở các tỉnh-thành An Huy, Giang Tô, Bắc Kinh, Liêu Ninh, Hồ Bắc và Hà Nam theo các thời kỳ lịch sử khác nhau. Đặc biệt nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc có 10 vị hoàng đế , ngoài Phổ Nghi  là hoàng đế cuối cùng ra thì 9 vị hoàng đế còn lại đều được an táng tại quần thể mộ Thanh Tây, Thanh Đông lăng. Đây là lăng tẩm hoàng gia được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh ở Trung Quốc. Năm 2000 , lăng Thanh Đông, lăng Thanh Tây và lăng Minh Hiển ở huyện Trung Tường tỉnh Hồ Bắc đã được UNESCO  công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Long Hổ Sơn
Long Hổ Sơn nằm ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nó nổi tiếng là một trong những nơi sinh của Đạo giáo , với nhiều ngôi chùa học được xây dựng trên các sườn núi. Nó đặc biệt quan trọng đối với Chánh Nhất giáo vì Thượng Thanh quan và nơi ở của các Đạo sĩ được đặt ở đây.[1] Nó được biết đến như một trong những bốn ngọn núi thiêng của Đạo giáo.
Hai trong số đó là ngôi đạo quan là Tiên Nham và Chánh Nhất, tất cả được thành lập bởi Trương Lăng , người sáng lập của tôn giáo. Có nhiều đền thờ Đạo giáo ở gần thị trấn Thượng Thanh gần đó. Một trong những ngôi chùa ở Thượng Thanh đã được đề cập trong phần đầu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc “Thủy Hử”.
Long Hổ Sơn cũng có ý nghĩa văn hóa như một nghĩa trang lịch sử của dân Guyue, người đặt người chết trong quan tài treo trên vách đá.[2]
Trong tháng 8 năm 2010, UNESCO  ghi núi Long Hổ vào danh sách Di sản thế giới như là một phần của khu phức hợp sáu địa điểm tạo nên Trung Quốc Đan Hà.
Để tới đây ta có thể di chuyển từ thành phố lân cận Ưng Đàm.
Lư Sơn
Lư Sơn hay còn gọi là Lô Sơn là một dãy núi nằm ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, gần hồ Bà Dương. Lư Sơn có 99 ngọn núi, trong đó đỉnh cao nhất là Đại Hán Dương với độ cao 1.474 m trên mực nước biển. Núi này là một điểm du lịch quan trọng của Trung Quốc.
Đây là nơi đến được du khách nội địa Trung Quốc ưa thích. Tại đây, trên vách núi có thể nhìn thấy những sự dịch chuyển vỉa rất đặc biệt từ thời kỳ băng hà . Phong cảnh vùng này rất đẹp với các đỉnh núi, thung lũng, hẻm núi, khe núi, kiến tạo đá, hang động, và thác nước. Khu vực này cũng có một số đền thờ Đạo giáo, chùa Phật giáo,  cũng như nhiều di tích Khổng giáo,
Năm 1982, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn Lư Sơn là khu danh lam thắng cảnh trọng điểm của quốc gia. Công viên quốc gia này trải dài trên diện tích 500 km² đến lưu vực Hồ Bà Dương.
Năm 1996, Công viên Quốc gia Lư Sơn được UNESCO  công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Năm 2004, công viên được UNESCO công nhận là vưởn địa chất  (Công viên Địa chất Quốc gia Lư Sơn kỷ Băng Hà ) và được đưa vào danh sách hệ thống các vườn địa chất quốc tế  (Hệ thống này có cả thảy 48 vườn, 18 ở Trung Quốc).

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét