Trang

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (18-19)



HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (18-19)
-o0o-
18. Hang động đom đóm, New Zealand
Hang động đom đóm Waitomo nằm ngay bên ngoài thị trấn Waitomo trên đảo Bắc của New Zealand, là một điểm đến nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi số lượng lớn các đom đóm sống trong các hang động.
hang2-7002-1385717670.jpg
Nhiều đom đóm sống trong động. Ảnh: huffingtonpost
Những con đom đóm có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa, là loài sinh vật tạo ra một loại ánh sáng màu xanh da trời pha lẫn xanh lá cây và chỉ được tìm thấy tại New Zealand.
Hang động Waitomo Glowworm được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1887 bởi tộc trưởng tộc người Maori - Tane Tinorau cùng với một điều tra viên người Anh - Fred Mace. Người Maori từ lâu đã biết về sự tồn tại hang động, nhưng các hang động dưới lòng đất chưa bao giờ được khám phá rộng rãi cho đến khi Fred và Tane đi điều tra. Họ làm một chiếc bè bằng thân cây lanh và cầm nến trên tay, cùng đi vào hang động.
hang3-1373-1385717671.jpg
Những con đom đóm phát ra một thứ ánh sáng lấp lánh từ trần của hang động khiến du khách cảm thấy vô cùng thích thú. Ảnh: compacttravels.wordpress
Khi đi vào hang, họ thực sự cảm thấy ngạc nhiên bởi thứ ánh sáng lấp lánh của các con đom đóm phát ra từ trần của hang động. Và khi đi sâu hơn vào các hang động hướng tới một bờ kè, họ cũng kinh ngạc bởi những tầng đá vôi. Vui mừng trước các phát hiện của mình, họ đã quay trở lại đây nhiều lần để tiếp tục khám phá. Trong một lần đi một mình, tộc trưởng Tane đã phát hiện ra lối vào phía trên của hang động, chính là lối vào như ngày nay.
Vào năm 1889, Tane Tinorau đã bắt đầu mở hang, cho khách du lịch vào thăm quan. Tane Tinorau và vợ là Huti thành lập nên một tập đoàn hàng đầu như hiện nay nhờ vào việc thu một khoản phí nhỏ khi du khách vào hang. Kể từ năm 1906, chính phủ tiếp nhận quyền sở hữu hang động, Tane Tinorau và vợ nhận được tỷ lệ phần trăm doanh thu của hang động và tham gia vào việc quản lý và phát triển hang động.
hang1-4187-1385717671.jpg
Ngoài đom đóm, hang động Waitomo Glowworm còn sở hữu các tầng đá vôi tuyệt đẹp. Ảnh: absolutenewzealand
Ngoài ra, trên thế giới còn có một vài nơi khác cũng có thể tìm thấy loài sinh vật phát quang nhỏ xíu này là vịnh Toyama ở Nhật Bản và hồ Gippsland ở Australia.
Trương Thu Cúc (Theo Amusing Planet)
-o0o-
19 . Những đám mây kỳ lạ
Đám mây Mammatus được hình thành khi những túi không khí lạnh, bão hòa “rớt” đột ngột từ đỉnh của mây bão, tạo ra các đoạn phồng độc đáo trên sân vận động Hastings, Nebraska, tháng 6/2004. Ảnh: Bjorn Olsen
Một đám mây gợn sóng kỳ lạ “treo” lơ lửng trên bầu trời Grand Rapids, bang Iowa. Những đám mây tầng thấp altostratus là kết quả của quá trình bốc hơi của một lượng lớn không khí ẩm. Ảnh: Jane Wiggins
Trông giống một đĩa bay, cụm mây “ống kính” bay lơ lửng trên đỉnh núi Alpujarra, phía Nam Tây Ban Nha, biến màu trước ánh nắng của hoàng hôn. Ảnh: Ian Dennis
Trên hình là đám mây cuộn khúc hướng về phía đất liền trên Vịnh Cá mập, phía Tây, Australia. Một đám mây cuộn khúc là mây dạng ống nằm ngang đường chân trời, xuất hiện khi có luồng gió lạnh báo hiệu một cơn bão sắp tới.  
Ảnh: Jason Cutler
Một quầng sáng quanh cầu vồng tạo nên một “vòi hoa sen” khổng lồ phía trên làng Pilsley, Derbyshire, Anh. Ảnh: J M Moore.
Những đám mây Noctilucent có cấu trúc đan chéo được chụp vào lúc nửa đêm mùa hè ở vĩ độ cao trên bầu trời Phần Lan. Ảnh: Thư viện ảnh khoa học.
Những đám mây hình sóng trên đảo Amsterdam, phía Nam Ấn Độ Dương, giống với hình chụp trên miệng núi lửa, là kết quả của một lớp không khí ẩm khi đi qua đảo. Ảnh: Jeff Schmaltz
Những đám mây với tên gọi Kelvin-Helmholtz được miêu tả như “kẻ phá đám” trên mặt biển yên ả ở vịnh Jervis, Australia. Ảnh: Giselle Goloy.
Trên ảnh là bầu trời Hanmer Springs “dậy sóng” trên đảo Nam, New Zealand. Ảnh: Merrick Davies.
Theo Báo Đất Việt (Telegraph)
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét