Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (26-30)



100 KHOA HỌC GIA (26-30)
Sưu tầm

26  Marie Curie  

Tập tin:Marie Curie c1920.png         
Marie Skłodowska-Curie (7.11.1867 – 4.7.1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.
Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska tại thủ đô Varsava của Vương quốc Ba Lan. Bà học tập tại Đại học Floating một cách bí mật và bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Varsava.
Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Varsava.
 27  William Herschel    

Tập tin:William Herschel01.jpg
Sir Frederick William Herschel (15.11.1738 – 25.8.1822) là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, chuyên gia về kỹ thuật, và nhà soạn nhạc. Sinh ở Hanover, Wilhelm theo cha gia nhập vào quân đội của Hannover, nhưng sau đó nhập cư vào Anh ở tuổi 19. Herschel nổi tiếng nhờ phát hiện ra hành tinh Thiên Vương Tinh cùng hai vệ tinh lớn của nó, Titania và Oberon. Ông cũng phát hiện ra hai vệ tinh của Sao Thổ và bức xạ hồng ngoại. Ngoài sở thích thiên văn học, Herschel cũng thích âm nhạc với khoảng 24 bản giao hưởng do ông sáng tác nhưng ít được biết đến.
 28  Charles Lyell          

File: Charles Lyell00.jpg
Nam tước Sir Charles Lyell (14.11.1797 – 22.2.1875) là một luật sư, nhà địa chất người Anh. Ông được biết đến như là tác giả của Nguyên tắc Địa chất, phổ biến rộng rãi của James Htton’s khái niệm của uniformitarianism - ý tưởng rằng trái đất được hình thành bởi các quá trình tương tự vẫn còn hoạt động ngày hôm nay. Lyell là một người bạn thân và có ảnh hưởng của Charles Darwin..
29  Pierre Simon de Laplace   

Tập tin:Pierre-Simon Laplace.jpg                        

Pierre-Simon de Laplace (23.3.1749 – 5.3.1827) là một nhà toán học và thiên văn học người Pháp, đã có công xây dựng nền tảng của ngành thiên văn học bằng cách tóm tắt và mở rộng các công trình nghiên cứu của những người đi trước trong cuốn sách 5 tập với tựa đề Mécanique Céleste (Cơ học Thiên thể) (1799-1825). Cuốn sách này đã chuyển đổi các nghiên cứu về cơ học cổ điển mang tính hình học bởi Isaac Newton thành một nghiên cứu dựa trên vi tích phân, được biết đến như là cơ học (vật lý).
Ông cũng là người đầu tiên đưa ra phương trìn Laplace. Biến đổi Laplace xuất hiện trong tất cả các ngành Toán Lý— một ngành mà ông là một trong những người sáng lập. Toán tử Laplace, được sử dụng nhiều trong Toán học ứng dụng, được đặt theo tên ông.
Ông trở thành Bá tước của Đế chế Pháp thứ nhất vào năm 1806 và được phong hầu tước vào năm 1817 sau sự khôi phục của nhà Bourbon.
30  Edwin Hubble         

 
Edwin Powell Hubble (20.11.1889 – 22.9.1953) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học người Mỹ. Ông là người rất thành công trong việc nghiên cứu về thiên văn, vũ trụ. Ông chỉ ra, vũ trụ gồm những Thiên hà (Galaxy) đang giãn ra và phồng lên giống như một quả khinh khí cầu lớn không giới hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) mô tả quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Những nghiên cứu, phát hiện của ông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ. Tiếng tăm của ông nổi nên nhờ phát hiện vũ trụ là vô tận và Ngân hà (Milky Way)) chúng ta đang sống chỉ là một phần không đáng kể. Tên của ông được đặt cho một định luật do ông phát hiện ra, ngày nay chúng ta gọi là Định luât Hubble. Tên ông sau đó cũng được dùng để đặt tên cho Đài thiên văn vũ trụ Hubble, một đài thiên văn lớn nhất thế giới hiện nay.
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào: