GAI
CỘT SỐNG
-o0o-
Cột
sống, hay xương sống, bao gồm 33 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, và
xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột sống.
Gai cột sống là một bệnh gây đau nhức làm ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động của người bệnh và thậm
chí gây ra một số biến chứng khó lường.
1. Nguyên nhân gây gai cột sống
Cột sống, hay xương sống, bao gồm 33 đốt sống, xương cùng,
các đĩa đệm cột sống, và xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột
sống. Cột sống chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống. Gai cột sống là
một bộ phận hình thành do sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống,
đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Gai đôi cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống
(cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng và cùng cụt), nhưng thường thấy ở đốt
sống cổ và thắt lưng, vì hai vị trí này chịu lực tác động nhiều nhất dẫn đến
tình trạng khớp thoái hóa nhanh nhất.
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống, đó là do
viêm khớp cột sống mãn tính làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống gây hao mòn dần
bề mặt của khớp, trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc,
cọ xát lên nhau gây đau. Do đó, gai cột sống là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể
đối với phản ứng viêm mãn tính của khớp xương cột sống.
Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với
đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột
sống (loại canxi này ở dưới dạng calcipyrophosphat). Gai cột sống có thể do
nguyên nhân thoái hóa đốt sống bởi quá trình lão hóa (thông thường sau tuổi 40,
nhất là nữ giới ở tuổi mãn kinh) cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra
gai cột sống.
Gai cột sống có thể do sự phản ứng của cơ thể sau khi bị
chấn thương cột sống bởi sự chấn thương này sẽ làm tổn hại đến xương hoặc khớp
cột sống (hoặc cả hai). Gai cột sống có chiều dài chỉ vài milimét thường xuất
hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và
rễ thần kinh.
Bên cạnh đó, gai cột sống còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố
môi trường sống và có thể có yếu tố gia đình (di truyền). Yếu tố môi trường:
người bốc vác, đội các vật nặng, vận động viên cử tạ hoặc do ngồi nhiều, đứng
nhiều bởi công việc. Bởi trọng lượng cơ thể, trọng lượng đồ vật nặng (có thể có
cả hai) sẽ đè lên cột sống làm cột sống nhanh mòn và yếu đi, nếu gặp ở những
người có sức đề kháng kém, có bệnh mãn tính, ăn uống không đảm bảo (lượng và
chất), loãng xương thì gai cột sống càng dễ xuất hiện.
Yếu tố gia đình: bố, mẹ bị gai cột sống thì con cái lớn lên
cũng có thể mắc phải căn bệnh này
Gai cột sống nếu để lâu ngày không được chữa trị có thể gây
nên biến chứng: nếu nhẹ thì gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống
sinh hoạt của người bệnh; nếu nặng có thể gây nên hiện tượng chèn ép thần kinh
làm đau dây thần kinh liên sườn (gai cột sống lưng), đau thần kinh tọa (gai cột
sống thắt lưng).
Đau dây thần kinh liên sườn rất dễ làm cho người bệnh hiểu
nhầm là bệnh về hô hấp hoặc tim mạch. Đau dây thần kinh tọa có thể làm cho
người bệnh đi lại khó khăn, teo cơ (bắp chân), rối loạn tiểu tiện thậm chí bị
tàn phế. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp cho sự hình thành gai cột sống, bệnh nhân
(BN) sẽ có rối loạn đại tiểu tiện (đại, tiểu tiện không tự chủ), mất cảm giác.
2. Triệu chứng của gai cột sống
Gai cột sống là một trong các hậu quả của thoái hóa cột
sống. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống khiến BN phải đi khám là
đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay, đôi khi làm giới
hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng (tùy vào vị trí của gai cột sống).
Với gai cột sống cổ thì có thể gây nên chứng rối loạn tuần hoàn
não (đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng). Phần lớn gai cột
sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.
Bởi vì do gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như: dây
chằng, rễ dây thần kinh gây nên các cơn đau.
Nếu gai chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ bị những
cảm giác đau vai, gáy, lan xuống cánh tay, bàn tay (gai cột sống cổ), đau tức
ngực (gai cột sống lưng) và đau cơ đùi, cẳng chân, bàn chân và ngón chân, có
khi gây rát bỏng (gai cột sống thắt lưng). Cơn đau xuất hiện khi BN đi, đứng.
Cơn đau tăng khi cử động nhiều nhưng sẽ giảm khi được nghỉ ngơi.
3. Nguyên tắc chữa trị và phòng bệnh
Gai cột sống gây đau nhức và có thể gây nên một số biến
chứng cho người bệnh. Vì vậy, khi bị đau vai gáy, cánh tay, thần kinh liên
sườn, thắt lưng, mông, cẳng chân, bàn chân… thì nên đi khám bệnh càng sớm càng
tốt. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa xương khớp để được điều trị tránh biến
chứng xảy ra. Ngoài thuốc còn có thể áp dụng lý liệu pháp để hỗ trợ cho điều
trị.
Tuy nhiên, dùng thuốc gì, lý liệu pháp như thế nào sẽ có bác
sĩ chuyên khoa cho chỉ định điều trị và tư vấn. BN không nên tự mua thuốc điều
trị và không nên tự tập luyện không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Gai cột sống gây đau nhức và có thể gây nên một số biến
chứng cho người bệnh. Vì vậy, khi bị đau vai gáy, cánh tay, thần kinh liên
sườn, thắt lưng, mông, cẳng chân, bàn chân… thì nên đi khám bệnh càng sớm càng
tốt. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa xương khớp để được điều trị tránh biến
chứng xảy ra. Ngoài thuốc còn có thể áp dụng lý liệu pháp để hỗ trợ cho điều
trị.
Tuy nhiên, dùng thuốc gì, lý liệu pháp như thế nào sẽ có bác
sĩ chuyên khoa cho chỉ định điều trị và tư vấn. BN không nên tự mua thuốc điều
trị và không nên tự tập luyện không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong cuộc sống hàng ngày không nên đứng, ngồi quá lâu,
không mang vác, bưng bê các vật quá nặng. Khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp
cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh. Dinh dưỡng đủ chất là điều
hết sức cần thiết, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, các loại vi chất có
trong các loại rau xanh, trái cây.
---ooo0ooo---
đặt vé máy bay eva air
vé máy bay đi boston mỹ
ve may bay korean air
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich