Bạn Phan Lục (Chicago) sưu tầm
CÀ PHÊ SÀI GÒN XƯA (2)
-o0o-
CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất
nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A
Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sài gòn, Chợ lớn,
Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn
chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán
nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một
cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ
những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc
Chí khá vui mắt.
Bên trong quán hoặc xếp bàn
tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng
ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng
hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”.
UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà
chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi
chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái
đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để
chờ cà phê nguội.
Ông Sáu “ trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông
còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo
phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy
cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp:
“Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”,
ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng
ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng
khoái trá:
“Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ
thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói.
Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc
gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi
đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy
phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi
đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao
to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê
hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao
lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống
chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng
ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ
biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là…
sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”
Dòng cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng
thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra
đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp
nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng
ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị
các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục
thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới…
“sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi
trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống
cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc
Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra
hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương
và… rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe
buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng
đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).
Theo lý thuyết, những giờ
uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê
dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường
Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều
phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho
đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…
Kim Sơn biết tận dụng ưu
thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà
phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà
phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời điểm nầy những nhà
văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang
trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental
là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sàigòn.
---ooo0ooo---
đại lý vé máy bay eva tại tphcm
giá vé máy bay eva đi mỹ
korean air việt nam
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch