Trang

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

6. TCHAIKOVSKY

NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (6)
-o0o-
6. Peter Ilich Tchaikovsky (1840-1893)
Dù cho là chế độ Cộng Sản hay Bảo hoàng tại Nga, kể cả những tay bồi bút đã một thời đả kích Tchaikovsky dưới thời Lénine và Staline, thì trong thực tế, tên tuổi, danh vọng, sự nghiệp về âm nhạc của ông vẫn được toàn thể giới thưởng ngoạn nghệ thuật, ngay cả giới bình dân, không một ai là không kính phục”. Nhà văn hào André Maurois đã phát biểu như thế trong buổi lễ tuyên dương thiên tài nầy.
Tchaikovsky là nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng vào hàng đầu của thế kỷ XIX, chẳng những tại quốc gia nầy mà ảnh hưởng sang nhiều vùng văn hoá khác.
Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1840 tại Vitkinst, trong một gia đình trí thức. Cha ông là một công trình sư làm việc tại khu mỏ ở Vitkinsk với chức vụ là trưởng xưởng của ngành luyện kim. Nếu tìm về nguồn gốc xuất thân của ông thì có thể nói ông là người xuất thân trong dòng họ quý tộc. Tổ tiên của ông là quý tộc chính thống ở tại vùng Kremenchug.
Thuở nhỏ, Tchaikovsky rất thích âm nhạc, nhưng thân phụ lại cho ông theo họ luật. Tuy vậy trong những giờ rảnh rổi, ông vẫn thường tham dự những buổi trình diễn hay đọc những sách trong ngành nầy.
Khi viết về Tchaikovsky thời niên thiếu, René Grousset viết: “Anh ta là một đứa trẻ thật thà, thích sống trong gian phòng hoàn toàn yên tĩnh, dễ xúc động trong bất cứ một biến chuyển nào liên quan đến bản thân mình, quá nhạy cảm; tuy nhiên trí rất thông minh, kết hợp với một nội tâm lương thiện, cũng như tất cả những tính tình tốt đẹp hiếm có”.
Năm 19 tuổi, sau khi tốt nghiệp ưu hạng năm thứ nhất về luật khoa thì ông được nhận vào làm việc tại Bộ Tư pháp Nga hồi đó. Ông vẫn theo dõi những sinh hoạt của ngành thẩm âm nầy.
Tháng sáu năm 1862, khi đã 22 tuổi, thì nhạc viện St Pétresburg được thành lập và trong giai đoạn chiêu sinh. Tchaikovsky bỏ ngang công việc đang làm, để xin vào học khoa sáng tác tại nhạc viện nầy. Vốn có những đam mê trong ngành, Tchaikovsky đã tiến bộ rất nhanh và được nhiều vị giảng huấn chú ý đến.
Năm 1866, sau 4 năm học tập thành tựu, ông được công nhận là giáo sư âm nhạc chính thức tại viện nầy; một năm sau thì lại được chuyển đến Mascova làm giảng viện dạy nhạc lý do nhạc sư danh tiếng Anton Grigoryevich Rubinstein là viện trưởng của viện nầy. ông ta cũng là một nhà âm nhạc trác tuyệt của Nga, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc thế giới. Do đó, ảnh hưởng của thiên tài âm nhạc nầy đã ảnh hưởng đến tài năng của Tchaikovsky không nhỏ. 9 tháng sau, ông lại được cử chỉ huy dàn nhạc của thủ đô nầy.
Từ đó, ông có dịp tổ chứng nhung cuộc trình diễn khắp nhiều thành phố lớn ở châu Âu. Năm 28 tuổi, Tchaikovsky yêu Dédirée Artet, một ca sĩ Pháp, nhưng sau đó, do ảnh hưởng kỳ thị của hai gia đình cho nên hôn nhân của họ đã không thành. Với nỗi buồn vô tận nầy vì cuộc tình tan vỡ, ông đã thể hiện cho khúc mở màn ca khúc “Romeo & Juliette” của ông để nói lên nỗi bất hạnh nầy. Những ca khúc đầy vẽ trữ tình của ông cũng khởi sự từ đó.
Mối tình đầu thất bại đã khiến ông chán nản trong tình trường, thậm chí khi kết hôn một cách vội vã (do khuyến khích của gia đình) với bà Von Meck, một quả phụ giàu có, kiêu xa, đã trở thành một sai lầm bi thảm, đã khiến cho Tchaikosky điên loạn trong một thời gian.
Mọi việc làm ăn cũng chịu ảnh hưởng theo. Ðối với Tchaikovsky thì nghề dạy học trong giai đoạn nầy đã không tạo cho ông một chút hứng thú nào, vì theo ông, mục đích hàng đầu của mình phải là nhà sáng tác âm nhạc tự do, chứ không muốn khuôn định trong những tháng ngày đứng lớp giảng dạy buồn chán.
Sau khi hoàn tất những chương trình đào tạo đầy đủ tại nhạc viện nầy, Tchaikosky đã hoàn thành bản Giao hưởng đầu tiên của mình “Những Ước Vọng Mùa Ðông”. Thử nghiệm nầy đã thành công vẽ vang, đến nỗi được trình diễn hàng chục lần trong thời gian ngắn. Theo đà đam mê trong sáng tác, theo đề nghị của nhạc sĩ Ostrovsky, ông đã chuyển vở kịch “Voievotda” (Giấc mơ trên sông Volga) thành một nhạc kịch (1868) và được nhà hát Bonsoi dàn dựng trình diễn suốt trong mùa diễn 1868-1869.
Ngoài công trình chuyên về sáng tác, Tchaikovsky còn ra sức nghiên cứu về ký luận âm nhạc, vì theo ông, đó là con đường hướng dẫn trình diễn và chuyển sang ca kịch dễ thu hút khán giả nhất. Theo ông thì thiên tài Liszt là người “sử dụng màu sắc trong âm nhạc thì không ai bằng”. Tchaikovsky sùng bái Mozart tuyệt đối nhiều hơn là Beethoven. Trong một bức thư gửi cho bà Meck, Tchaikovsky viết: “Hỡi bậc thiên tài sáng lạn như ánh mặt trời, âm nhạc của ông, cho dù chỉ là hồi ức thôi, cũng đã làm cho tôi vô cùng cảm động đến roi lệ”. Còn với thiên tài Schumann, với Tchaikovsky thì quả là “một sức sáng tạo kiên cường và vĩ đại”.
Tiếng tăm của ông vang lừng khắp nơi kể từ đó. Ngay sau đó, nhiều đại ban ca kịch Nga đã điều đình với Tchaikosky để trình diễn huy hoàng trên những sân khấu của thủ đô.
Ðiều quan trọng nhất là không khí sinh hoạt mọi ngành nghệ thuật Nga trong giai đoạn nầy đã nở rộ, với những thiên tài như Tolstoi, Tourguéniev, Chekhov trong văn chương, cũng như Lépine trong âm nhạc, Ostrovsky trong kịch nghệ, những nhà soạn nhạc trong nhóm “Nhạc phái năm người” (The Five). Năm nhạc sĩ trứ danh nầy gồm có: Mily Balakirev, Modest, Mussorgsky, Borodin, Cesar Cui. Thoạt đầu, có những hiểu lầm giữa Tchaikovsky với Nhạc phái năm người. Nhưng về sau, qua thông cảm và trân trọng tài của nhau, họ tìm lại gần nhau và thúc đẩy nhau sáng tác. Nhờ hấp thu những đặc điểm sáng tác của nhóm nầy, Tchaikovsky đã viết nên những bản “Mưa Bão” (The Storm); “Quan Cận Vệ” (Oprichnik) và nhất là “Romeo & Juliette”.
Tchaikovsky ở khung cảnh nầy thường tự nhủ phải “làm một điều gì” xứng với sự đóng góp của mình, dù là nhỏ nhặt nhất.
Người ta thường nói đến tốc độ sáng tác của Tchaikovsky ít ai bì kịp, một khi ông đã say sưa trong biểu cảm với đề tài của mình. Chẳng hạn như những ban “Thiếu Nữ Ðại Dương” (The Maid of Orlrans) (1881) chỉ viết trong một buổi sáng; vở “Nazepa” (1884) viết trong khi ngồi trên một toa xe lửa; vở “Vũ Hài bạc” (1887) viết trong khi đi dạo ở bờ sông...
Tất cả đều trở thành những sáng tác phẩm vô giá, với những xúc động vô cùng mãnh liệt của thiên tài nầy.
Vốn sở trường sử dụng nhiều loại nhạc khí khác nhau, nhất là đàn piano, Tchaikovsky lại thành công xuất sắc trong bản “Bản Concerto cung SI giáng trưởng cho đàn piano” (1875) . Với nhạc phẩm nầy, báo chí đã đặt Tchaikovsky ngang hàng với Mozart và Beethoven về tinh thần sáng tạo và ngẫu hứng trong trình diễn.
Nói đến thiên tài Tchaikovsky thì không thể nói đến loại ca kịch vốn là cách thể hiện âm nhạc trong kịch bản tài tình của ông. Theo các nhà phân tích nghệ thuật, thì trong những ca kịch nầy, ngoài sự hấp dẫn của âm nhạc, điều không thể bỏ qua là ông rất chú trọng đến sự cảm thông về mặt tâm lý khán thính giản, cũng như chính bản thân của mình khi nhập cuộc.
Người ta thường nói đến những người đàn bà đến với ông, khi danh tiếng vang lừng, nhưng kinh qua hai chuyện tình “không đâu vào đâu”, Tchaikovsky chỉ còn biết tìm nguồn sống đáng giá trong sáng tác. Năm sau đó (1876) Tchaikovsky đã cho công diễn tác phẩm nổi tiếng “Hồ Thiên Nga” và “Thơ Giao hưởng Francesca da Rimini”. Khi được mời sang trình diễn tại Thụy Sĩ, với tiếng hoan hô dậy trời, ông đã sáng tác “Bản Giao Hưởng số 4” mà sau nầy được giới âm nhạc xem là mẫu mực đáng kính trọng nhất của thể loại âm nhạc nầy,
Những nhà tổ chức trình diễn lớn tại Châu Âu đã mơi ông sang biểu diễn trên các đại hí viện và những chuyến đi nầy được thực hiện trong nhiều năm từ 1879 đến 1889. Hoa Kỳ là trạm cuối cùng của Tchaikovsky trong chuyến đi dài nầy và cũng là nơi ghi lại cho ông dấu ấn của một chân trời sáng tác mới.




Qua những thành tựu vẽ vang nầy, Tchaikovsky đã là thiên tài mở cửa cho nền âm nhạc của Nga vươn ra thế giới.
Tháng 10 năm 1893, tuy sức khoẻ của ông ngày càng suy thoái nhiều do sự tận lực vì nghệ thuật, Tchaikovsky vẫn còn viết thêm được nhạc phẩm cuối cùng trong đời mình, nhan đề “Bản Giao hưởng số 6: Xúc động” tại St Petresburg.
Tuy không được dân chúng nơi đây hoan nghênh, nhưng trong khi đó thì khắp nơi trên thế giới say sưa đón nhận, như là kết quả hùng hậu nhất và trân quý nhất của một thiên tài.
Ông qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 26 tháng 10 năm 1893 do bị bệnh thổ tả. (cũng có thuyết cho rằng ông bị đầu độc do những phát biểu đả kích chế độc cai trị của Sa Hoàng). Ông được mai táng tại nghĩa trang danh dự Alexader Nesii. Có hàng nghìn người sùng bái ông đã đi tiễn ông đến nơi an nghĩ sau cùng. Sinh mệnh của ông chấm dứt một cách đột ngột, tuy nhiên, những công trình sáng tác âm nhạc của ông, cho tối nay, vẫn được truyền rộng ra thế giới với một sức sống mạnh mẽ nhất
Ông là nhà soạn nhạc Nga đầu tiên được nước ngoài yêu chuộng và phổ biến sâu rộng nhất. Tên ông được đặt cho một đại nhạc viện nởi tiếng của Nga. Ngoài ra, tại Nga hàng năm có cuộc thi âm nhạc, mang tên ông trong hơn một thế kỷ nay. Ngôi nhà của ông tại Votkinst trở thành Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật của Thiên tài Tchaikovsky.
Ngôi nhà nhỏ hai tầng ở vùng ngoại ô Clin, nơi nhạc sĩ sống những ngày cuối cùng đời mình cũng trở thành Bảo Tàng mang tên ông.
Kiêm Thêm
---ooo0ooo---

1 nhận xét: