Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

VŨ KH1 NHẬT BẢN

Điểm danh các vũ khí hiện đại 

Nhật Bản vừa đưa ra tập trận

-o0o-

Cuộc tập trận mang tên “Sức mạnh Hỏa lực” được tổ chức tại khu vực huấn luyện Higashifuji, dưới chân núi Phú Sĩ, tại thành phố Gotemba, phía tây Tokyo. Giới chức quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận nhằm đẩy lùi một cuộc xâm lược giả định nhằm vào các đảo hẻo lánh của nước này.
Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn đầu tiên sau khi nội các của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng Bảy bật đèn xanh cho lực lượng phòng vệ thực thi quyền phòng vệ tập thể, qua đó cho phép các lực lượng Nhật Bản tham chiến ở bên ngoài lãnh thổ nước này.
Vũ khí hạng nặng đầu tiên phải kể đến trong cuộc tập trận lần này là tăng chủ lực Type 74. Xe tăng Type 74 được trang bị hai kiểu băng xích với khớp kim loại pha cao su, thiết kế này giúp cho Type 74 không làm hư hỏng đường xá đồng thời tăng chiều rộng và khả năng hoạt động trên địa hình gồ ghề.
Tăng Type 74 được trang bị động cơ hai thì diezen 10 xilanh 10ZF 22WT của hãng “Mitsubisi” có hệ thống làm mát bằng không khí và 2 máy nén khí kiểu tua bin 720 sức ngựa tốc độ quay 2100 vòng/phút. Động cơ đa nhiên liệu, vì thế ngoài nhiên liệu diezen, có thể hoạt động trên động cơ xăng và dầu hỏa cho máy bay.
Xe tăng Type 74 trang bị hệ thống bảo vệ khỏi các loại đạn có sức công phá mạnh và các trang bị đặc biệt có thể vượt nước sâu 4m. Trên xe tăng lắp pháo rãnh xoắn 105mm L7 của Anh, trang bị hệ thống cân bằng dọc – ngang. Cơ số đạn 55 viên, gồm các loại đạn tiêu chuẩn NATO – dưới cỡ nòng và đạn nổ xuyên thép.
Ngoài ra, Type 74 còn được trang bị bổ sung: súng đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm. Trưởng xe có hệ thống kính tiềm vọng hỗn hợp (ngày và đêm) với máy do xe laser lắp chìm, tầm hiệu quả từ 300 đến 4000 mét. Sự ngắm, dẫn bắn có thể được thực hiện bởi pháo thủ hoặc chỉ huy. Hệ thống quan sát đêm – kiểu linh hoạt.
Vũ khí hạng nặng tiếp theo là pháo tự hành M-110, đây là loại pháo tự hành có cỡ nòng được coi là lớn nhất của Nhật Bản với 203mm. M-110 thường được triển khai trong các tiểu đoàn pháo binh hỗ trợ nói chung và các cấp bậc khác của quân đội nói riêng. Nhiệm vụ của M-110 bao gồm hỗ trợ, định vị bắn phá pháo binh địch và ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương.
Tỷ lệ bắn điển hình của M-110 là 3 viên trên 2 phút khi hoạt động tối đa và 1 viên trên 2 phút khi bình thường. M-110 thường có một dầm thủy lực để tự động chứa hơn 200 pound đạn. Tuy nhiên những dầm tự động này dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của súng, bởi vì các dầm này yêu cầu tổ lái hạ hoàn toàn nòng súng trước khi sử dụng nó.
Tổ lái có thể tăng tốc độ bắn lên hai đến bốn phát một phút bằng cách sử dụng dầm tay. Sử dụng các dầm này đòi hỏi nhiều về mặt sức khỏe nhưng kíp lái không cần phải hạ nòng súng như dùng dầm tự động. M-110 có tầm bắn từ 16.800 mét cho đến 25.000 mét khi bắn đạn tiêu chuẩn, và lên đến 30.000 mét khi bắn đạn có tên lửa hỗ trợ.
Tiếp theo là ‘sát thủ’ diệt tăng TOW. Hệ thống TOW được hãng Raytheon của Mỹ phát triển, được thiết kế để trang bị trên các trực thăng UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường… TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu sau khi bắn thông qua kính viễn vọng.
Các chỉ dẫn từ xạ thủ sẽ được truyền tín hiệu từ trung tâm, từ đây xử lý và chuyển tín hiệu được truyền dọc theo hai dây đến ăng ten, tín hiệu này sẽ được truyền đến cuộn dây bắt sóng phía sau TOW rồi từ đây, tín hiệu được chuyển tiếp vào hệ thống điều khiển tên lửa và tên lửa sẽ bay theo yêu cầu của xạ thủ thông qua việc điều chỉnh các cánh bay.






Phạm vi tấn công tối đa của TOW khoảng 4.000m. TOW có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
(Theo Đất Việt)

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét