Trang

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

RẮN EASTER BROWN

RẮN EASTER BROWN
-o0o-
Loài rắn độc thứ 2 thế giới này được tìm thấy ở Australia chỉ sau rắn biển Belcher. Nọc độc của chúng có khả năng làm đông máu con mồi khi bị tấn công.
 Chúng là một loại rắn có họ Elapid. Loài rắn này được tìm thấy tại tất cả các đường dọc theo bờ biển phía Đông của Australia, từ mũi Cape York, dọc theo bờ biển phạm vi của New South Wales, Victoria và Nam Australia.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 1
Rắn Eastern brown khi trưởng thành khác nhau về màu sắc. Thông thường là màu nâu bóng, chúng có thể có các mảng màu khác nhau , có cả đốm và sọc , màu sắc cơ thể phổ biến từ màu nâu vàng đến xám đen, có cả màu da cam, bạc, vàng ... các con đang trưởng thành cơ thể có màu phân dải thành sọc ngang đen xám, đầu gáy màu đen và rất nhiều các điểm màu đỏ nâu ở phần bụng.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 2
Loài rắn này thường sinh sống trong môi trường khá đa dạng, từ trên cạn, thảo nguyên hay đồng cỏ khô cằn hay môi trường ven biển. Chúng không sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới và các nơi có độ ẩm cao.
Chúng thường chỉ kiếm ăn và hoạt động vào ban ngày. Nó được biết đến là loài đệ nhất về tốc độ khi phát hiện ra có kẻ xâm phạm vào lãnh thổ của mình. Khi bị kích động, chúng rướn cao cổ và thân hình tạo thành hình chứ S để đe doạ kẻ thù. Tuy nhiên, loài rắn này thường tìm cách trốn tránh khi phải chạm trán với đối thủ mặc dù chúng được đánh giá cao là loài có khả năng phòng thủ khi bị khiêu khích.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 3
Rắn Eastern brown ăn bất kỳ các loại động vật có xương sống bao gồm các loài ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm.
Loài này đặc biệt săn mồi bằng cách truyền nọc độc và siết chặt con mồi.
Nọc của loài rắn này được lấy trong phòng thí nghiệm trung bình là 4,7 mg 1 lần lấy. Giống như hầu hết các loài rắn có nọc độc, số lượng nọc phụ thuộc vào kích thước của con rắn.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 4
Một số trường hợp được ghi nhận là bị rắn Eastern brown tấn công trên thế giời.
 Năm 2007, một cậu bé 16 tuổi đến từ Sydney qua đời vào ngày 13 Tháng 1 sau khi bị một con rắn nâu cắn vào tay trong một khu bảo tồn tại Whalan.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 5
Cô gái 9 tuổi Milena Swilks từ sông Rocky , phía nam Armidale ở vùng nông thôn New South Wales, đã qua đời vào ngày 8 tháng 3 năm 2007 sau khi bị cắn vào chân trong khi chọn ngô
Rắn Eastern brown  thường giao phối và sinh sản vào mùa xuân, chúng là loài đẻ trứng. Những con rắn đực thường dùng sức mạnh để kiểm soát lãnh thổ. Con đực chiến thắng sẽ có quyền giao phối với các con cái trong khu vực.
Hình ảnh Tận mục loài rắn cực độc thứ 2 thế giới ở Australia số 6
Con cái thường đẻ từ 10-40 quả trứng vào cuối mùa xuân hoặc đầu hè. Khi rắn con nở, chúng sẽ tự sinh sống độc lập mà không có sự trợ giúp của rắn mẹ.
NGUYỄN THOA

---ooo0oo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét