Trang

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

DI SẢN TG TẠI ẤN ĐỘ (5.7)

DI SẢN TG TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BKTT Wikipedia
-o0o-
5.7 – Tại Ấn Dộ
Đài thiên văn Jantar Mantar, Jaipur
Jantar Mantar là một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn tại Ấn Độ. Đài thiên văn này đã được UNESCO  đưa vào danh sách di sản thế giới (di sản văn hóa) trong cuộc họp thứ 34 tại Brazil . Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh III cho xây tại nơi lúc đó là kinh đô của triều đại ông Jaipur giai đoạn 1727 và 1734. Công trình này theo mẫu ông đã xây cho thủ phủ Mughal Delhi . Ông đã cho xây tổng cộng 5 công trình như thế tại các địa điểm khác nhau, bao gồm các công trình tại Delhi và Jaipur. Đài thiên văn Jaipur là công trình lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trong tổ hợp này.
Dãy Ghat Tây
Ghat Tây, Ghaut Tây hay Sahyādri là một dãy núi chạy dọc theo bờ biển phía tây Ấn Độ . Dãy núi chạy từ bắc xuống nam dọc theo góc phía tây của cao nguyên Deccan , và ngăn cách cao nguyên với một vùng đông bằng hẹp dọc theo biển Ả Rập. 
Dãy núi bắt đầu từ khu vực ranh giới giữa hai bang Gujarat và Maharashtra, phía nam sông Tapti , và chạy xấp xỉ 1.600 km qua các bang Maharashtra, Goa, Kanataka, Tamil Nadu và kết thúc ở Kanyakunari , cực nam của lục địa Ấn Độ.
Các vùng đồi núi có diện tích 160.000 km2 và hình thành nên khu vực nước ngầm của hệ thống lưu vực sông chiếm tới 40% của cả Ấn Độ. Ghat Tây chắn hơi ẩm từ biển vào cao nguyên Deccan[1] Lượng mưa trung bình của Ghat Tây là 1.200 m.
Khu vực Ghat Tây là một trong 10 "điểm nóng nhất về đa dạng sinh học" và có trên 5000 loài thực vật có hoa, 139 loài động vật có vú, 508 loài chim và 179 loài lưỡng cư, Ghat Tây cũng có nhiều loài chưa được khám phá. Ít nhất 325 loài bị đe dọa toàn cầu xuất hiện tại Ghat Tây.
Đồi pháo đài Rajasthan
Đồi pháo đài Rajasthan là một loạt các địa điểm nằm trên mỏm đá của dãy núi Aravallis ở Rajasthan. Các công trình này đại diện cho một loại hình học của đồi kiến trúc quân sự Rajput, một phong cách đặc trưng thiết lập trên đỉnh núi, sử dụng các thuộc tính phòng thủ nhờ vào địa hình. Muốn đi vào được bên trong thì chỉ có cách thông qua các bức tường lớn và cao của pháo đài. Các khu vực trung tâm bao gồm cung điện, đền, đài tưởng niệm và các hồ chứa nước đều ở bên trong phạm vi của các bức tường. Đồi pháo đài ở Rajasthan đại diện cho thành lũy quân sự Rajput trên một phạm vi rộng lớn và đại diện văn hóa Ấn Độ, thể hiện sự phát triển của kiến trúc phòng thủ Rajput như là một ví dụ điển hình về kiến trúc quân sự Rajput.
Kiến trúc này được biết đến với việc tập trung phòng thủ. Cả vùng lãnh thổ rộng lớn đều được các bức tường bao quanh. Các pháo đài có kiến trúc khác nhau, được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20 và mỗi pháo đài đều có đặc trưng riêng về các tòa nhà và công trình, minh họa sự phát triển kế tiếp của nó và lịch sử quân sự giữa thế kỷ 13 và 19. Khu vực được công nhận là di sản thế giới bao gồm Pháo đài Chittorgarth, Pháo đài Kumbjalgarh, Pháo đài Ranthambone, Pháo đài Gagron, Pháo đài Amber và Pháo đài Jaisalmer. Do sự đa dạng của cấu trúc xây dựng trong mỗi đồi pháo đài, nên chỉ có các yếu tố quan trọng nhất của mỗi pháo đài được mô tả. Năm 2013, Đồi pháo đài Rajasthan đã trở thành một di sản thế giới của UNESCO  tại kỳ họp thường niên lần thứ 36.
Vườn quốc gia Great Himalaya
Vườn quốc gia Great Himalaya là một vườn quốc gia nằm ở Kullu , thuộc bang Himachal Pradesh. Được thành lập vào năm 1984, vườn quốc gia có diện tích 1.171 km2, nằm giữa độ cao từ 1500 đến 6000m. Vườn quốc gia Great Himalaya là một môi trường sống của nhiều loài thực vật, hơn 375 loài động vật trong đó bao gồm gần khoảng 31 loài động vật có vú,  181 loài chim, 3 loài bò sát , 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, , 17 loài động vật thân mềm  và 127 loài côn trùng . Chúng được bảo vệ nghiêm ngặt theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972, do đó bất kỳ hành động săn bắn nào đều không được phép.
Vào tháng 6 năm 2014, vườn quốc gia Great Himalaya đã được thêm vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đánh giá về vườn quốc gia này mang "vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và bảo tồn đa dạng sinh học cao".

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét