Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

DI SẢN TG TẠI ẤN ĐỘ (5.6)

 DI SẢN TG TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BKTT Wikipedia
-o0o-
5.6 – Tại Ấn Dộ
Đền Mahabodhi, Bhar
Đền Mahabodhi nằm trong quần thể công trình nằm cách Patna 96 km, Sau khi Phật nhập Niết bàn, những cành chiết từ cây Bồ Đề đã được gửi đến những địa điểm khác trên cả nước và vào thế kỷ 3 TCN, một cành chiết đã được đem đến Anuradhapura ở Sri Lanka, tại đây nó đã phát triển thành một cây to. Vào cuối thế kỷ 9, một cành chiết của cây này lại được người Anh mang trở về Bodh Gaya và trồng lại chính nơi cây gốc đã từng ở đó.
Vào khoảng 250 TCN, hoàng đế Asoka của triều đại Maurya đã dựng một ngôi đền kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya, nhưng ngôi đền này hiện không còn. Một công trình kiến trúc khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm đó vào thế kỷ thứ 2 TCN và đã được trùng tu nhiều lần.
Công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh, Gujarat

Công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh là một vùng khảo cổ rộng lớn ở Ấn Độ, gần thành phố Baroda, thuộc bang Gujarat. Công viên được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2004.
Công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh bao gồm hai phần:
1. Cố đô Hindu được xây dựng trên đồi Pavagadh, vượt qua ngôi đền ở Kalikamata, nơi hành hương thiêng liêng của người Hindu.
2. Thấp hơn  là cố đô của nhà nước Gujarat, điển hình của thành phố thời tiền Moghol, được xây dựng bởi hoàng thân Mahmud Begada. Địa danh này nổi tiếng với các nhà thờ Hồi giáo lớn.
Ngoài ra, công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh còn nhiều di tích như các cung điện, các lâu đài Tôn giáo, nhà cửa, các cấu trúc nông nghiệp và hệ thồng tưới tiêu, được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 14.
Nhà ga Chatrapati Shivaji, Terminus, Maharashtra

Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus (hay còn gọi là ga Victoria Terminus) nằm ở thành phố Mumhal (trước đây là Bombay), bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ.
Đây là công trình kiến trúc do kiến trúc sư người Anh F.W. Stevens thiết kế với lối kiến trúc Gothic Revival trở thành biểu tượng của Mumbai như một "thành phố Gothic và cảng quốc tế lớn của Ấn Độ". Nó được xây dựng từ năm 1878, kéo dài trong 10 năm sau đó. Công trình này được dựa theo một mô hình thiết kế có từ thời Trung Cổ ở Italia. Đáng chú ý nhất của nhà ga này là mái vòm bằng đá, cả ở các cửa còn ở dưới lại là kiến trúc trang trí truyền thống của Ấn Độ (Mughal và Hindu) tạo ra một ví dụ nổi bật về sự kết hợp giữa hai nền văn hóa, kiến trúc mà kiến trúc sư người Anh và các kĩ sư, thợ thủ công Ấn Độ tạo dựng, thời đó, công trình kiến trúc này có phong cách độc đáo và duy nhất ở Mumbai.
Tòa nhà có nối kiến trúc hình chữ C, trên trục Đông Tây, với các phòng lớn, trần cao được sử dụng theo các mục đích của một nhà ga xe lửa, Mái vòm trung tâm của tòa nhà hình bát giác với vai trò là trung tâm. Các mặt tiền là các cửa sổ, những mái vòm đối xứng cùng với đó là các trụ gạch, tượng, phù điêu trang trí với những con sư tử tượng trưng cho nước Anh, những con hổ tượng trưng cho Ấn Độ. Nguyên liệu chính xây dựng nhà ga là đá cẩm thạch theo kiến trúc của Italia và đá xanh Ấn Độ.
Với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc truyền thống Ấn Độ trở thành biểu tượng của Mumbai, đồng thời là công trình kiến trúc đường sắt nổi bật thế kỷ 19, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng nhờ cấu trúc và kỹ thuật xây dựng, UNESCO đã đưa nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus vào danh sách Di sản thế giới vào năm 2004.
Pháo đài Đỏ, New Delhi

Lal Qila (Pháo đài Đỏ): Nằm ở trung tâm New Delhi, là biểu tượng cho sự độc lập ở nước này. Nằm dọc bờ sông Yamuna, có tường vây chung quanh cao 16m xây bằng sa thạch màu đỏ, Pháo đài Đỏ là sự kết hợp hài hoà của ba trường phái kiến trúc: Kiến trúc Ấn Ðộ, Hồi giáo Iran và kiến trúc phương Tây. Đây chắc chắn sẽ là những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách khi tới đây.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét