Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

DI SẢN TG TẠI AGHANISTAN - ARMENIA


DI SẢN TG TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
BKTT Wikipedia
-o0o-
1. Tại Afghanistan
Tháp giáo đường ở Jam
Tháp giáo đường ở Jam là một tháp giáo đường  nằm ở phía Tây của Afghanistan , được xây gần sông Hari  và chung quanh là núi đá. Minaret này nằm tại huyện Shahrak trong tỉnh Ghor.  Tòa tháp này cùng các di chỉ khảo cổ xung quanh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2002.
Tòa tháp Minaret cao 65m được xây dựng vào thế kỷ 12 sau công nguyên, tòa tháp xây bằng gạch với phần chữ chạm màu xanh ở trên đỉnh. Tòa tháp mang đầy đủ những đặc điểm về kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật của thời kỳ và vùng đất xây dựng. Tuyệt tác của tháp chính là vị trí nằm ở con sông bên dưới thung lũng với vách núi phía sau tòa tháp. Đặc biệt là tháp nằm ngay ở trung tâm của tỉnh Ghour.
Tòa tháp là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Hồi Giáo với lối kiến trúc và trang trí. Tòa tháp chính là chứng nhân cho sự thịnh vượng của triều đại Ghurid cực thịnh vào thế kỷ 12, đánh dấu những chiến công của các Sultan (hoàng đế) ở đất nước thuộc lục địa tiểu ấn này.
Tòa tháp được xây trên bệ cao 9m và từ lúc xây dựng đến nay vẫn chưa hề qua một lần trùng tu hay sửa chữa nào cả. Qua thời gian dài bị quên lãng cho đến khi tòa tháp được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Anh Thomas Holdich vào năm 1886 và được thế giới biết đến vào năm 1956 qua những nghiên cứu của hai nhà khảo cổ học người Pháp André Maricq và Wiet. Herberg, tòa tháp đã bắt đầu xuống cấp và được UNESCO đưa vào danh sách các di sản "lâm nguy" năm 2005.
Các tượng Phật tại Bamiyan
Các tượng Phật tại Bamiyan là hai bức tượng Phật  lớn nhất thế giới được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan  cách đây trên 1.500 năm; một bức cao 53 mét, một bức cao 38 mét. Vào tháng 3 năm 2001, nhân loại bất lực chứng kiến chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập cả hai tượng Phật lớn nhất thế giới tại Bamiyan, một trung tâm di sản văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại ở Afghanistan. Hành động phi văn hóa này đã làm cả thế giới phẫn nộ lên án.
Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo  phát triển rực rỡ vào đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của đại đế Asoka (A Dục vương) ở thế kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là con đường tơ lụa duy nhất nối liền các vùng từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ  và các nước trong khu vực. Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để hoằng pháp ở các vùng đất mới bằng con đường này. Họ thường dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng Bamiyan xinh đẹp, lâu ngày nơi đây trở thành trung tâm truyền bá Phật pháp, và hai tượng Phật cao nhất thế giới cũng được tạo ra vào đầu thời điểm này. Ngay cả một số bậc Tổ sư, sử luận nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng xuất hiện từ nơi này. Đến thế kỷ thứ VII, Hồi giáo tràn vào Afghanistan, đạo Phật có nguy cơ bị thôn tính, các vị cao tăng từ từ rời bỏ Bamiyan. Phật giáo nơi đây mất dần vị thế, còn chăng chỉ còn là những chùa chiền và tượng Phật. Theo thời gian, chùa chiền bị phá hủy, chiếm lấy, tượng pháp bị mất dần. Hai tượng Phật được chạm vào vách núi, nên còn tồn tại hơn 1500 năm qua.
Thời điểm tạo nên pho tượng Phật nhỏ (cao khoảng 38m) là năm 507, tượng Phật lớn (cao 53m) là năm 554. Sau khi hai pho tượng khổng lồ này bị phá huỷ và chính quyền Taliban cũng bị diệt vong các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điều lý thú về hai pho tượng này.
Đầu tiên, hai pho tượng Phật được chạm khắc sơ bộ vào đá, sau đó người ta dùng một hỗn hợp đất sét, rơm và lông đuôi ngựa đắp thành trang phục rồi mới tô màu. Công nhân ở đây đã tìm được khoảng hơn 3.000 miếng đắp trát bề ngoài với những chất liệu pha màu và cả những nêm gỗ, sợi thừng quấn quanh pho tượng đá để giữ chắc phần đắp trát. Khí hậu khô hanh ở Afghanistan và độ sâu của hốc đá đã bảo vệ tốt pho tượng và giúp bảo quản phần mộc của công trình.
Tượng Phật Lớn được sơn bằng cánh kiến đỏ, còn tượng Phật Nhỏ được sơn bằng nhiều chất liệu màu – ông Edmund Melzl nhận định. Ông còn kể thêm: Phát hiện kỳ thú nhất là một tay nải, trong chứa ba chuỗi tràng hạt bằng gốm, bản in khắc bằng đất sét và một số trang kinh Phật in trên vỏ cây. Có thể nhận định rằng tay nải được đeo vào ngực tượng Phật Lớn và được trát trong lúc hoàn thiện pho tượng.
2. Tại Armenia
Các tu viện Haghpat và Sanahin
Tu viện Haghpat là 1 tu viện từ thời Trng cổ ở Haghpat, đông bắc Armenia.
Đây là một tuyệt tác của kiến trúc tôn giáo và là trung tâm học thuật lớn trong thời Trung cổ. Tu viện của Giáo hội chính thống Armenia này đã được UNESCO  đưa vào danh sách Di sản thế giói năm 1996.
Nhà thờ chính của tu viện Sanahin được xây dựng từ các năm 967-970, do sáng kiến của hoàng hậu Khosrovanouch, vợ của vua Achot III, và được cung hiến cho Chúa Cứu thế. Nhà thờ này cũng gồm 4 nguyện đường bên cạnh. Hàng hiên kề bên nhà thờ được xây năm 1181, sau đó 2 thế kỷ. Cũng giống tu viện Haghpat, tu viện Sanahin cũng có nhiều phiến đá khắc hình thánh giá (khahkars) được dựng lên rải rác trong tu viện.
Cho tới thế kỷ 12, tu viện Sanahin thuộc gia tộc Kiurikhan . Ngày nay tu viện thuộc Giáo hội chính thống Armenia.
Tu viện Sanahin đã được đưa vào danh sách các di sản thế giới cùa UNESCO (cùng với tu viện Haghpat).
Các nhà thờ Echmiadzin
Nhà thờ chính tòa Echmiadzin. một nhà thờ lâu đời nhất thế giới, được thánh Gregory xây như nhà thờ chinh tòa uốn vòm từ năm 301-303, khi đó Armenia là nước duy nhất trên thế giới mà Kitô giáo  là quốc giáo.
Theo Sử biên niên của Armenia trong thế kỷ thứ 5, thánh Gregory đã nhìn thấy Chúa Kitô từ trời xuống cầm một búa vàng đập xuống đất, chỉ cho biết vị trí xây nhà thờ chính tòa. Do đó, vị thượng phụ đặt tên mới cho nhà thờ và thành phố là Echmiadzin, có thể dịch nghĩa là "nơi đấng Sáng tạo Duy nhất ngự xuống".
Năm 480, Vahan Mamikonian, viên thủ hiến La Mã cai trị Armenia, ra lệnh thay thế ngôi nhà thờ xiêu vẹo này bằng một nhà thờ mới hình thập tự.
Năm 618, vòm bằng gỗ của nhà thờ được thay bằng đá, tựa trên 4 cột đá nguyên khối, nối với các tường bên ngoài bằng các dãy cuốn (arcades), như hiện nay.
Các bức tranh tường bên trong và các gian phòng lớn hình tròn (rotundas) nối bao phủ bên ngoài gian cung thánh xuất hiện từ đầu thế kỷ 18. Một tháp chuông 3 tầng được xây trước đó nửa thế kỷ.
Xưa kia, nhà thờ chính tòa này có 1 bộ sưu tập lớn các bản thảo viết tay bằng tiếng Armenia từ thời Trung cổ, nhưng nay đã chuyển giao cho  Matenadaran  (Viện nghiên cứu các bản viết tay cổ).
Ngay phía tây nhà thờ là đường phố Thánh Tiridates, dẫn tới dinh Thượng phụ nguy nga. Về phía đông bắc là Viện hàn lâm tôn giáo. Phía bắc nhà thờ có nhiều Khachkars  (phiến đá khắc hình thánh giá).
Nhà thờ chính tòa Echmiadzin nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Di chỉ khảo cổ Zvartnots
Zvartnots là một thành phố ở tỉnh Armavir của Armenia. Thành phố này cách thủ đô Yerevan  khoảng 10 km về phía tây, ở khoảng giữa đường từ Yerevan tới Echmiadzin. Sân bay quốc tế Zvartnots  nằm ở gần thành phố này.
Zvartnots được nhiều người biết đến, nhờ có di chỉ khảo cổ của nhà thờ chính tòa Zvratnots, đã được UNESCO  đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 2000.
Tu viện Geghard
Tu viện Geghard được xây trong  một hang động nằm cách thủ đô của Armenia khoảng 35 km, tu viện được xây dựng vào mùa xuân  thế kỷ thứ 4 bởi  Gregory, Năm 2000 được UNESCO xếp vào danh sách di sản văn hóa thế giới . 
Thượng thung lũng Azat
Thượng thung lũng Azat chứa các tu viện Geghard một số nhà thờ và lăng mộ, hầu hết trong số chúng là hình đá cắt, là đỉnh cao của kiến trúc thời trung cổ Armenia. Những phức tạp của các tòa nhà thời Trung Cổ được thiết lập thành một cảnh quan của vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, bao quanh bởi những vách đá cao chót vót ở lối vào Thung lũng Azat.
Năm 2000, được UNESCO ghi vao danh sách di sản thế giới.

---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét