Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ THÚ (1/2)

Các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (1/2)
-o0o-
Thiên nhiên luôn mang đến cho chúng ta biết bao điều kỳ lạ. Không chỉ thế, "Mẹ thiên nhiên” còn chứng tỏ một điều rằng, trên Trái đất luôn tồn tại những hiệu ứng đặc biệt tuyệt vời và lộng lẫy đáng kinh ngạc mà đôi khi bạn chưa thể biết hết… 
Cùng điểm lại một vài hiện tượng thiên nhiên kỳ thú qua tổng hợp của trang Cracked dưới đây.
1. Thác nước sáng lên như nham thạch nóng chảy
Trong công viên Yosemite ở California (Mỹ), vào tháng 2, một hiện tượng ảo ảnh quang học tuyệt vời của tự nhiên đã xảy ra tại thác Horsetail: dòng nước đổ từ thác phát sáng như nham thạch núi lửa nóng chảy tuôn trào.
Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 1

Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 2
Hiệu ứng quang học là kết quả của nhiều yếu tố: vị trí, trạng thái nghiêng của Trái đất và Mặt trời vào thời điểm này trong năm. Bên cạnh đó, những điều kiện mây, lượng mưa mùa đông hoặc tuyết giúp dòng nước lưu thông cũng góp phần tạo nên hiện tượng khác lạ này.
Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 3
Tuy nhiên, cảnh tượng đặc biệt này chỉ xảy ra trong vài tuần của tháng 2. Chính vì đặc điểm này nên thác Horsetail còn được nhiều người gọi bằng cái tên là "thác lửa".
2. Mây huy hoàng buổi sớm
Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 4
Những đám mây kỳ lạ này có tên gọi là The Morning Glory Cloud (tạm dịch: mây huy hoàng buổi sớm), là một hiện tượng khí tượng hiếm thấy xuất hiện tại bang Queensland (Úc) vào mỗi mùa xuân. 
Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 5

Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 6
Chiều dài của cuộn mây Morning Glory có thể lên tới 1.000km với độ cao 1-2km và di chuyển ở tốc độ lên đến 60 km/giờ. Mây Morning Glory thường đi kèm với hiện tượng gió giật đột ngột, gió nghịch chiều ở cường độ thấp, sự dịch chuyển nhanh chóng theo chiều đứng của luồng không khí và áp lực gia tăng đột ngột ở bề mặt mây. 
Các hiện tượng thiên nhiên kinh ngạc của "ông Trời" 7
Ở phía đầu đám mây, sự dịch chuyển mạnh mẽ của không khí theo chiều dọc tạo ra hình cuộn, trong khi không khí ở giữa và phía đuôi đám mây trở nên hỗn loạn và chìm xuống. Mặc dù được nghiên cứu rộng rãi, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cuối cùng về bản chất của hiện tượng kỳ thú này.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét