Trang

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

DI SẢN TG TẠI ẤN ĐỘ - 1. HANG ĐỘNG AJANTA

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI ẤN ĐỘ (1)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o-
HANG ĐỘNG AJANTA
Hang động Ajanta được biết tới như một quần thể kiến trúc nguy nga đẹp đẽ vốn được xem như một đại diện ưu tú cho Phật giáo của thời kì hưng thịnh ở Ấn cổ, từ khi phật giáo còn nằm nôi và bắt đầu phát triển vươn rộng.
Ajanta ở ngay trong khu vực vốn được xem như cái nôi của nhiều tôn giáo quan trọng, trong đó có Phật giáo, là lưu vực sông Hằng, kéo dài từ đó đến cao nguyên Deccan. Đứng dựa mình vào một nền vách đá cao khoảng 76 mét, nên dĩ nhiên hang động Ajanta có riêng cho mình khoảng không gian đủ rộng để có thể dung chứa một nền kiến trúc tráng lệ như thế. Ngoài chút huyền bí cần có cho riêng mình, Ajatan nằm ngay vào khu rừng rậm hoang vu trong cao nguyên Deccan, bên dưới trước mặt là dòng sông Waghora lặng lẽ, vốn đầy đủ địa lợi để trở thành một cứ địa quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo.
 Các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ hầu hết đều là phế tích. Khắp nơi là cảnh hoang tàn đổ nát, chỉ còn lại các dấu vết, nền nhà, vài đoạn tường, vài các tháp xiêu vẹo nham nhở. . .v.v. . . .Thời gian tàn phá thì ít nhưng cái chính là vì sự tàn phá hủy diệt của quân Hồi giáo và sự thờ ơ của dân Ấn vốn theo Ấn Giáo trước giáo pháp của Như Lai. Chúng tôi càng đi theo vết chân của Như Lai thì càng gặp cảnh hoang tàn của phế tích. Niềm tin, lòng thành kính và cái buồn cứ đan xen, quyện vào nhau trong suốt cuộc hành trình của những người con của Phật đang tìm về nguồn cội. . . .
Tổ hợp chùa hang Ajanta nằm ở triền núi sông Waghora, cách thành phố Aurangabad 108 km về hướng đông bắc, thuộc bang Maharashtra. Bởi vì chùa hang Anjata là một kiệt tác về nghệ thuật của Phật giáo đã được Unesco công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới. Và cũng bởi vì chùa hang Anjata ở giữa núi rừng heo hút nên đã thoát khỏi các cuộc tàn phá của quân Hồi Giáo. Do vậy tham quan Chùa Hang Anjata trước khi kết thúc chuyến hành hương quay về quê nhà Việt Nam sẽ để lại dư vị ngọt ngào trong tâm những người con của của Phật trước di tích hoành tráng diểm lệ tràn đầy tính nghệ thuật và tính thiêng liêng thể hiện thời kỳ vàng son hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ.
Đạo Phật chi phối từ lưu vực sông Hằng, kéo dài đến phía nam cao nguyên Deccan. Nằm ẩn mình trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta.
Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Lưu vực sông Hằng thuộc Đông Bắc Ấn Độ là cái nôi của nhiều tôn giáo quan trọng, đồng thời là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa lâu đời của người Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ III TCN, nơi đây được xem là cứ điểm của đạo Phật trước khi được phổ biến khắp Ấn Độ.
Những ngôi chùa đá này bắt đầu được đục khắc vào thế kỷ thứ II (tr. TL) và kết thúc vào thế kỷ thứ VII (TL), từ thời kỳ các bộ phái Hinayana Phật giáo thịnh hành ở vùng đất này cho đến thời điểm Phật giáo Đại thừa phát triển, từ thời điểm tượng Phật chưa được phụng thờ cho đến khi yếu tố Mật giáo in dấu lên các pho tượng Phật và những vị Bồ-tát. 900 năm cho 30 hang động lần lượt ra đời, để rồi sau 1200 năm bị vùi lấp trong quên lãng, tình cờ được khám phá và trở thành một di sản thế giới qua công nhận của UNESCO. Các động này do quân đội Anh khám phá năm 1819, khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh.
Viện Khảo Cổ Ấn Độ tiếp tục khảo cứu và điều tra, xác định được 28 động, và được ghi lại trong các quyển sách của ông James Burgess xuất bản vào năm 1880. Động thứ 29 (15A) được tìm ra vào năm 1956. Các động Ajanta bắt đầu được đào khoét vào núi vào thế kỷ 2 trước Tây Lịch đầu tiên do các tu sĩ thuộc phái Thượng Tọa Bộ và cộng đồng Phật giáo tiếp tục xây dựng trong 700 năm cho đến thế kỷ 5 Tây Lịch. Các hang sau nầy có màu sắc của Đại Thừa phản ảnh sự chuyển hướng của Phật giáo Ấn Độ. Một số hang còn xây dựng dở dang, chưa hoàn tất.

Phức hợp chùa-hang Ajanta gồm 30 chùa được khoét vào vách núi, tất cả làm thành một hình vòng cung lớn ôm lấy con suối chảy qua trước mặt. Các chùa-hang này bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, tiếp tục cho đến tận thế kỷ 9. Cho nên, nói như Chritmas Humphey: “Ở đây, trong một ngày, ta có thể xem toàn bộ lịch sử của nghệ thuật Phật giáo”.
---ooo0ooo---















































Phức hợp chùa-hang Ajanta gồm 30 chùa được khoét vào vách núi, tất cả làm thành một hình vòng cung lớn ôm lấy con suối chảy qua trước mặt. Các chùa-hang này bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, tiếp tục cho đến tận thế kỷ 9. Cho nên, nói như Chritmas Humphey: “Ở đây, trong một ngày, ta có thể xem toàn bộ lịch sử của nghệ thuật Phật giáo”.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét