Trang

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

DI SẢN TG Ở INDONESIA (5-6-7-8)


DI SẢN TG Ở INDONESIA (5-6-7-8)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o-
5. Sangiran
 Theo một báo cáo của UNESCO  (1995) "Sangiran được công nhận bởi các nhà khoa học là một trong những địa điểm quan trọng nhất trên thế giới để nghiên cứu hóa thạch người đàn ông, đứng bên cạnh Zhoukoudian (Trung Quốc) , Willandra Lakes (Úc), Olduvai Gorge (Tanzania), và Sterkfontein (Nam Phi), và hiệu quả hơn bất kỳ phát hiện nào trong số này. 
6. Vườn quốc gia Komodo
Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Indonesia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Burat.
Vườn quốc gia này bao gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar, cũng như một số đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn này là 1.817 km² (trong đó 603 km² là đất).
Vườn quốc gia này được lập năm 1980 với mục đích ban đầu là bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ là rồng Komodo . Sau đó vườn mở rộng mục đích là bảo tồn hệ động thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển. các đảo của vườn quốc gia này có nguồn gốc núi lửa. Trong khu vực vườn quốc gia này có 4.000 dân sinh sống. Năm 1991, vườn quốc gia này được UNESCO  công nhận là di sản thế giới. 
7. Vườn quốc gia Lorentz
Vườn quốc gia Lorentz là một trong những vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới, nằm tại địa bàn tỉnh Papua, Indonesia . Với diện tích 25.056 km² (9.674 mi²), đây là vườn quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. Năm 1999, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
8. Vườn quốc gia Ujung Kulon
Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Kakatoa  và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km² (443 km² biển), phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương.
Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia và được UNESCO  công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Đây là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con tê giác Java  cuối cùng. Trước đây, phần chính của Ujung Kulon là đất canh tác. Sau khi Ujung Kulon bị núi lửa Krakatoa phá hủy vào năm 1883, dân cư thưa đi và nó lại trở thành rừng.

---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét