Trang

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

NHỮNG HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ THÚ (1/2)



Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (1/2)

ione.vnexpress.ne

-o0o-

Khoa học, thiên văn vẫn luôn chứa đựng những bí ẩn lạ kỳ. Có những hiện tượng xảy ra thường xuyên nhưng có những hiện tượng phải rất may mắn, bạn mới có cơ hội chứng kiến.
1. Cầu vồng
Cầu vồng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước tích tụ trên cao, xuất hiện phổ biến nhất vẫn là sau cơn mưa, nhưng cung trăng thì hiếm hơn nhiều, nó chỉ xuất hiện vào ban đêm, khi mặt trăng đầy tháng mọc là là thấp. Thác Cumberland, bang Kentucky, Mỹ, là nơi có thể nhìn thấy hiện tượng này nhiều nhất.
2. Ảo ảnh
Ảo ảnh xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ. Lúc đó, hình ảnh một vật, cảnh vật hoặc bầu trời sẽ xuất hiện giống y đúc cảnh thật ở một nơi khác, nhưng đương nhiên đó chỉ là ảo ảnh. Hiện tượng này thường được thấy trên các bề mặt nóng, như mặt đường hoặc sa mạc.
3. Vầng hào quang
Cũng giống như cầu vồng, vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
4. Vành đai sao Kim
Vành đai sao Kim là hiện tượng thường xảy ra vào những buổi chiều tà ở nơi có nhiều khói bụi, giữa bầu trời và đường chân trời sẽ xuất hiện những dải màu hồng nhạt hoặc màu nâu.
5. Mây dạ quang
Mây dạ quang là những đám mây ở tầng cao khí quyển bị khúc xạ ánh sáng mặt trời vào lúc chiều ta khi Mặt Trời đã lặn. Những đám mây này sẽ làm cả bầu trời rực sáng mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào.
6. Cực quang
Ở phía Nam bán cầu, cực quang được gọi là Nam cực quang, Bắc bán cầu là Bắc cực quang. Đây là hiện tượng quang học sinh ra do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời tiếp xúc với tầng cao khí quyển Trái đất. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở vĩ độ cao, gần các cực từ.
7. Mặt trăng đổi màu
Do tác động từ các vấn đề khí quyển khác nhau, Mặt Trăng thỉnh thoảng xuất hiện với màu sắc khác nhau như xanh, cam đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do nhật thực, không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
8. Mây thấu kính
Những đám mây kì lạ này có hình dạng như thấu kính, hình thành dọc theo các dãy núi cao và thường có mối liên hệ đặc biệt với các cơn bão. Những đám mây này có diện tích rất lớn và tồn tại trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 phút.
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét