Trang

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

SIÊU NÚI LỬA YELLOWSTONE (2/2)



Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển tiếp
Siêu núi lửa Yellowstone
Yellowstone Supervolcano
(2/2)


Yellowstone Caldera 
Siêu núi lửa Yellowstone hàng ngày vẫn đun nóng hồ nước nằm trên miệng nó.
          Giáo sư Bob Smith, người đứng đầu chương trình nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã làm việc ở công viên quốc gia Yellowstone trong một thời gian dài. Chúng tôi luôn nghĩ túi mắc ma sẽ lớn hơn các ước tính trước đó nhưng phát hiện mới này thực sự nằm ngoài sức tưởng tượng”. Ông nói thêm rằng: “Với lượng mắc ma khổng lồ, Yellowstone sẽ là cơn ác mộng của nhân loại khi nó thức giấc”.
          Các nhà khoa học ước tính siêu núi lửa này hoạt động theo chu kỳ 800.000 năm/lần. Nó từng phun trào cách đây 2,1 triệu năm, 1,3 triệu năm và 640.000 năm trước. Trong lần phun trào gần nhất, Yellowstone tạo ra đám mây bụi dày đặc, bao phủ toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, làm biến đổi khí hậu toàn cầu.


 


Hồ nước xanh ngắt là tấm bình phong của "quái vật" Yellowstone.
          Ông Hank Hessler, nhà địa chất tại Yellowstone, bang Wyoming, Mỹ cho biết: “Yellowstone và không ít ngọn núi lửa khác trên trái đất được gọi là siêu núi lửa bởi khả năng hủy diệt kinh hoàng”. Tuy hiện tượng siêu núi lửa chưa một lần được con người chứng kiến nhưng các nghiên cứu về trái đất thủa sơ khai cho thấy, chúng có thể gây ra những biến đổi địa chất rõ rệt trên khắp toàn cầu.
           Để dễ hiểu, người ta so sánh hiện tượng siêu núi lửa với các vụ phun trào dung nham bình thường; nhưng lượng tro bụi và nham thạch mà siêu núi lửa phun ra sẽ gấp rất nhiều lần so với hiện tượng núi lửa phun trào. Nó sẽ gây ra sự hoán đổi địa chất giữa lớp đất đá thể rắn trên bề mặt và lượng đất đá bị nung chảy dưới lòng đất.
 

Hơi nước bốc lên khắp Công viên Quốc gia Yellowstone.
           Hiện tượng trên sẽ kéo theo hàng loạt xáo trộn, trong đó dễ nhận thấy nhất là thảm họa động đất bởi dung nham trào ra sẽ kéo theo sự rỗng bên dưới bề mặt trái đất. Khoảng rỗng này tỉ lệ thuận với cường độ những trận động đất xảy ra sau đó, bởi một lượng lớn đất đá sẽ sụp xuống để lấp chỗ trống.
           Trên thực tế, lần phun trào đầu tiên của Yellowstone cách đây 2,1 triệu năm. Nó lớn gấp 25.000 lần so với vụ phun trào của núi lửa St. Helens ở phía Tây Bắc nước Mỹ ngày 18/5/1980, cướp đi sinh mạng của 57 người và làm cây cối nằm trong bán kính hàng chục km bị tro bụi bao phủ.
 File:Beehive Geyser   Erupting.JPG

           Hai lần phun trào khác của Yellowstone cách đây 1,3 triệu và 640.000 năm trước. Dù có cường độ nhỏ hơn lần phun trào đầu tiên nhưng chúng vẫn lớn gấp hàng chục ngàn, thậm chí là trăm ngàn so với những vụ phun trào của núi lửa thông thường. Chính vì lẽ đó, “nhất cử nhất động” của Yellowstone đều đang được các chuyên gia địa chất giám sát cẩn thận.
            Ít ai ngờ rằng, bên dưới Công viên Quốc gia Yellowstone yên bình chính là con quái vật khổng lồ đang ngủ quên. Khác với kết cấu hình nón của những núi lửa thông thường, siêu núi lửa nằm dưới lòng đất vì bị dung nham trong lần phun trào gần nhất phủ lên. Dù không hề mỏng nhưng lớp đất đá nguội lạnh ấy không đủ sức ngăn cản sự phun trào của siêu núi lửa.
           Với các cảm biến hiện đại, các nhà khoa học phát hiện ra một sự thật vô cùng đáng sợ. Dưới lòng hồ xanh ngắt và yên bình trong công viên Yellowstone chính là một hồ chứa ngầm khổng lồ với 57.000 km3 nham thạch nóng chảy chờ phun trào. Thứ duy nhất cầm chân chúng dưới lòng đất chính là lớp đất đá dày 8km.
           Nhiều người sẽ cảm thấy an toàn với lớp tường ngăn cách dày 8km giữa con quái vật với cuộc sống yên bình trên mặt đất. Tuy nhiên, hồ nước tại Yellowstone liên tiếp sủi bọt và chưa một lần có dấu hiệu ngừng lại cho thấy, con quái vật có thể thức tỉnh, reo rắc sự chết chóc trên khắp nước Mỹ và làm thay đổi kết cấu toàn thế giới bất kể lúc nào.
           Khoảng 87.000 người sẽ chết trong lần phun trào đầu tiên. Những cột khí nóng và tro bụi bốc lên từ lòng đất sẽ đốt cháy mọi thứ trên đường nó đi qua. Mưa nham thạch sẽ bao phủ khắp phía Tây nước Mỹ và đủ sức làm tê liệt hệ thống giao thông hàng không trên khắp thế giới. Thậm chí, lượng đất đá khổng lồ phun trào sẽ gây biến đổi kết cấu địa chất của trái đất, khiến quỹ đạo quay của địa cầu lệch tâm hay thậm chí là thay đổi vị trí các châu lục.
  
Nhất cử nhất động của Yellowstone đều được theo dõi kỹ lưỡng.
          Trên thực tế, việc thức giấc của Yellowstone xảy ra theo chu kỳ khoảng 800.000 năm trong khi lần phun trào gần nhất vào khoảng 640.000 năm trước khiến các chuyên gia lo lắng. Trong khi đó, các chuyên gia ghi nhận mặt đất ở công viên Yellowstone cao đột biến vào năm 2004 và hạ xuống vào năm 2010. Nó cho thấy những biến đổi địa chất đang xảy ra bên dưới siêu núi lửa.
           Tuy nhiên, chuyên gia địa chất Bob Smith, người phụ trách Đài quan sát núi lửa Yellowstone của Đại học Utah trấn an: “Chúng ta không cần phải quá lo lắng bởi cần khá nhiều thời gian để siêu núi lửa có thể thức giấc, cho dù xuất hiện khá nhiều dấu hiệu. Những dữ liệu mà chúng tôi thu thập cho phép cảnh báo chính xác thời điểm mà núi lửa bừng tỉnh”.
           Cho tới lúc đó, Công viên Quốc gia Yellowstone vẫn là địa điểm thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi vẻ đẹp của “xứ sở thần tiên” mà nó đang sở hữu.
Quang Lê


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét