Chia sẽ Kiến Thức-Văn Hóa --
hungdan1929@yahoo.com.vn
Trang
▼
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
NGƯỜI CHÂU Á MỪNG TẾT
Người châu Á mừng Tết Âm Lịch
Zlatica Hoke
-o0o-
Trẻ em ăn Tết
Người dân tại nhiều nước châu Á,
cũng như những cộng đồng châu Á trên toàn thế giới, bắt đầu một năm mới với
việc sum họp gia đình, đốt pháo bông và những hội hè trên đường phố.
Tết Âm lịch là ngày lễ dài nhất và
quan trọng nhất ở Trung Hoa. Lễ này bắt đầu vào ngày đầu tiên trăng mọc và chấm
dứt 15 ngày vào lúc trăng tròn. Lễ này còn được gọi là Lễ hội Mùa Xuân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
chúc mừng Năm Mới cho người dân trong nước cũng như ở nước ngoài trong chuyến
viếng thăm vùng Nội Mông hồi đầu tuần này.
“Lễ hội mùa Xuân là một lễ hội cổ
truyền của Trung Quốc, và cũng là một lễ hội của tất cả những người Trung Quốc
trên toàn cầu. Tôi muốn nhân cơ hội này chúc mừng Năm Mới cho tất cả người dân
Trung Quốc thuộc mọi sắc tộc, và đồng bào ở Hong Kong, Macao và Đài Loan, cũng
như những kiều bào trên toàn thế giới. Tôi chúc mọi người dồi dào sức khỏe, gia
đình hạnh phúc và mọi sự tốt lành.”
Trong lễ hội quan trọng này, theo văn hóa châu Á, mọi người theo truyền thống
thường mặc quần áo màu đỏ, để xua đuổi tà ma. Mọi người cũng đưa ra những
ước vọng trong Năm Mới. Một sinh viên ở Bắc Kinh nói:
“Tôi ước mong trong năm nay tôi học giỏi hơn
và kết quả các kỳ thi khá hơn.”
Những nước châu Á khác cũng ăn Tết
Âm lịch. Cửa hàng thực phẩm tại Hà Nội đông người mua trái cây trước ngày Tết.
Một phụ nữ chen mua trái cây cho biết:
"Tôi mua trái cây để chưng trên
bàn thờ tổ tiên, để tưởng nhớ đến ông bà của chúng ta."
Tại Nhật Bản, những đám đông tại Phố
Tàu ở Hoành Tân đón giao thừa hồi tối thứ 5 với những màn múa lân.
Lễ hội chào mừng Năm mới Âm lịch
cũng được tổ chức rầm rộ tại phương Tây, nơi những đám đông cuồng nhiệt cùng
với bạn bè châu Á chào mừng lễ hội này.
Tại Phố Tàu ở London, viện bảo tàng
Madame Tussauds tham gia lễ hội hàng năm vào ngày thứ Tư với những tượng sáp
những nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Cô Nicole Fenner làm cho viện bảo tàng
cho biết.
“London chào mừng Tết Âm Lịch mỗi
năm, và chúng tôi thật sự nhiệt tình dự phần trong lễ hội lớn này, và chúng tôi
muốn làm một cái gì đó đặc biệt cho những tượng sáp của chúng tôi, do đó chúng
tôi mượn tượng sáp của Lý Tiểu Long, Thành Long từ những viện bảo tàng của
chúng tôi ở châu Á và chúng tôi rất vui mừng những bức tượng này được trưng bày
tại đây, dù trong không khí ướt át của London, để đón mừng năm mới với
chúng tôi.”
Những chiếc lồng đèn đỏ đã làm không
khí lễ hội tưng bừng hơn. Lễ hội lồng đèn, hay Tết Nguyên Tiêu vào ngày rằm
tháng giêng, sẽ đánh dấu ngày cuối cùng của Tết Âm Lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét