Trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

CÂY THUỐC NAM - 106. DÂU TẰM



CÂY THUỐC NAM (106)
---o0o---
106. Dâu tằm

Tên khác: Tang

Tên khoa học : Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.

Bộ phận dùng :
Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori)
Lá (Tang diệp – Folium Mori)
Cành (Tang chi – Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm – Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)

Thành phần hóa học chính:

Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).

Công dụng, cách dùng, liều lượng:

Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét