Trang

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (9-10)



HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ LẠ (9-10)
-o0o-
9. Tia chớp lục
Tia chớp lục là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh.
Nó là một điểm màu xanh lục (xanh lá cây), xuất hiện khoảng 1 hoặc 2 giây ngay trên đỉnh của mặt trời, hoặc nó có thể như một tia sáng màu xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, trong số đó có một vài nguyên nhân là chính yếu. Tia chớp lục có thể được quan sát từ bất kỳ độ cao nào (thậm chí là từ một máy bay). Nó thường được nhìn thấy ở những nơi mà tầm nhìn đến chân trời không bị cản trở, chẳng hạn như vùng biển.
Tia chớp lục cũng có thể xuất hiện khi Mặt Trăng hay các hành tinh sáng như Sao Kim và Sao Mộc mọc hoặc lặn ở chân trời.
-o0o-
10. Mặt trời giả
Những cung sáng thỉnh thoảng xuất hiện bên cạnh mặt trời được gọi là mặt trời giả (sundog). Tên khoa học là parhelion (số nhiều: parhelia) có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp parēlion, nghĩa là “bên cạnh mặt trời”. Người ta lý giải rằng sở dĩ chúng có tên sundog là bởi vì chúng đi theo mặt trời giống như con chó đi theo chủ của nó.
Mặt trời giả tại Cực Nam
 Mặt trời giả tại Cực Nam.
Mặt trời giả thường xuất hiện dưới dạng những vùng ánh sáng nhiều màu sắc ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, cách mặt trời 22 độ và ở cùng độ cao phía trên đường chân trời ngang với mặt trời. Chúng thường được thấy trên một cái vòng hay một vầng hào quang xung quanh mặt trời.
Còn có hiện tượng mặt trăng giả xuất hiện bên cạnh mặt trăng và hình thành do ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các tinh thể băng. Mặt trăng giả, hay paraselenae, không xuất hiện thường xuyên như mặt trời giả vì chúng chỉ được nhìn thấy khi mặt trăng chiếu sáng và vì chúng xuất hiện vào ban đêm.
Mặt trời giả ở Alaska
Mặt trời giả ở Alaska.
Mặt trời giả được hình thành khi những tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây ti ở trên cao và lạnh hay, trong điều kiện thời tiết rất lạnh, bởi những tinh thể băng trôi giạt trong không khí ở cao độ thấp. Những tinh thể này tác dụng như những lăng kính, làm bẻ cong các tia sáng đi qua chúng. Khi các tinh thể rơi trong không khí, chúng bị canh thẳng đứng, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời theo phương ngang nên mặt trời giả xuất hiện.
Mặt trời giả thường có màu hơi nhuốm đỏ ở phía đối diện với mặt trời và có thể loe thêm những cái đuôi trắng-xanh vắt ngang ra xa. Cái đuôi của mặt trời giả hình thành bởi ánh sáng đi qua tinh thể ở những góc khác với góc lệch tối ưu.
Chỉ vì chúng hình thành từ những tinh thể băng không có nghĩa là mặt trời giả chỉ có thể xuất hiện trong thời tiết giá lạnh. Chúng có thể xuất hiện mọi lúc trong năm và ở mọi nơi, mặc dù chúng dễ nhìn thấy nhất khi mặt trời ở thấp trên đường chân trời vào tháng 1, tháng 4, tháng 8 và tháng 10. Chúng còn xuất hiện khi những tinh thể băng trong khí quyển có nhiều, nhưng chúng có thể được nhìn thấy ở mọi nơi và mọi lúc, miễn là có những đám mây ti.
Khi mặt trời dâng lên cao, mặt trời giả thật sự có thể trôi giạt ra khỏi điểm 22 độ. Cuối cùng, mặt trời leo lên đến một điểm đủ cao thì mặt trời giả hoàn toàn biến mất.
Người Hi Lạp cổ đại đã nhận ra rằng mặt trời giả là điềm báo mưa khá chính xác. Những tinh thể băng tạo ra vầng hào quang và mặt trời giả cũng hình thành nên những đám mây ti, chúng tạo nên loại mây tiêu biểu báo trước sự ngưng tụ nước ấm áp.
Mặt trời giả ở Park City

Mặt trời giả ở Park City, Utah, Mỹ.
Có nhiều tư liệu nói tới mặt trời giả trong văn học, nghệ thuật và các bài báo khoa học.
Nhiều tác gia Hi Lạp và La Mã cung cấp những mô tả chi tiết của hiện tượng mặt trời giả. Nhà triết học người Hi Lạp Aristotle (384 tCN – 322 tCN) lưu ý rằng “hai mặt trời giả dâng lên cùng với mặt trời và đi theo nó suốt cả ngày cho đến lúc hoàng hôn,” lưu ý rằng chúng luôn luôn ở hai bên, không bao giờ ở phía trên hay phía dưới mặt trời. Nhà thơ Hi Lạp Aratus (khoảng 315 tCN/310 tCN – 240 tCN) có nhắc tới mặt trời giả trong danh mục những dấu hiệu thời tiết của ông. Trong tác phẩm “Về nền cộng hòa”, Cicero có chia sẻ một mô tả chi tiết của hiện tượng.
Jacob Hutter (khoảng 1500 –25 tháng 2, 1536), một người sáng lập phong trào Anabaptist (giáo phái rửa tội lại) ở nơi ngày nay là Italy, mô tả mặt trời giả trong tác phẩm của ông, “Lòng trung như thủ túc: Thông điệp từ thời kỳgược đãi”.
Bức tranh "Sundog Painting" (Vädersolstavlan) miêu tả mặt trời giả ở Stockholm vào năm 1535. Bức tranh gốc, được vẽ không bao lâu sau sự kiện đó và thường được cho là của Urban Målare, nay không còn. Tuy nhiên, một bản sao vào năm 1636 của Heinrich Elbfas thì vẫn còn.
Nguồn: Space.com
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét