NHẠC CỤ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM (12)
Sưu tầm
---o0o---
12 - Sáo
Sáo là nhạc cụ thổi hơi
có từ thời kỳ cổ đại rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình
dáng và cấu tạo có thể khác nhau.
Ở Việt Nam
sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Sáo ngang ngày xưa có 6 lỗ bấm cách
đều nhau nhưng không còn được sử dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm
theo hệ thống thất cung với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất, thí dụ
như sáo đô, sáo rê, sáo mi giáng và sáo sol …
Mỗi loại sáo có giọng riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao
để phù hợp với bài bản. Gần đây một số nghệ nhân đã khoét thêm một số lỗ bấm
phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu dễ dàng.
Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng,
thỉnh thoảng người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng
tốt. Về cơ bản, sáo ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn
1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay
tua trang trí.
Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt
kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy
nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó.
Để xác định tên gọi người ta căn cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm
cơ bản.
Lỗ dán màng nằm giữa lỗ thổi và những lỗ bấm. Lỗ này dán 1 màng mỏng
bằng ruột cây tre hoặc bằng giấy bóng mỏng, tuy nhiên một số cây sáo không có
lỗ này.
Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay
cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên
người ta có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
Về cách thổi nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép
và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi,
luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ
---o0o---
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét