NHẠC CỤ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM (11)
Sưu tầm
---o0o---
11 – Đàn đá
Đàn đá (các dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam
gọi là goong lu, đọc là goòng lú, tức "đá kêu như tiếng
cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại
nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.
Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác
nhau.
Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì
tiếng thanh. Người xưa sử dụng vài loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này. Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các
nhạc cụ trong Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót
xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng
dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để
nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện
tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.
Thanh âm của đàn đá được GS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện
tâm tư hệt như con người".
---o0o---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét