Giun đất xanh khổng lồ có nguồn gốc
ở đảo Borneo, Indonesia.
Loài giun này có lớp da màu xanh xám, khi trưởng thành có thể dài tới 70cm.
Giống như các loài giun đất khác, bạn chỉ có thể nhìn thấy nó sau một trận
mưa.
Giun Pig Butt
Giun Pig Butt được phát hiện vào năm
2007. Loài này sống bên dưới bề mặt của đại dương.
Cơ thể của giun Pig Butt
phân ra làm 3 đoạn, phân đoạn giữa phẳng và 2 phân đoạn còn lại nở ra có hình
dạng khác biệt giống như mông của loài lợn nên được đặt tên là giun Pig Butt
(mông lợn).
Giun đất khổng lồ Palouse
Giun đất khổng lồ Palouse có
nguồn gốc ở tiểu bang Washington.
Các nhà khoa học Mỹ cũng từng phát hiện 2 chú giun đất khổng lồ này tại khu vực
biên giới bang Washington và Idaho. Loài này được phát hiện vào năm 1897,
nó có thể chui sâu xuống gần 5m so với bề mặt đất. Khi trưởng thành, loài sâu
này sẽ phát triển lên đến gần 1m chiều dài. Ngoại hình sâu có màu trắng “bạch
tạng” và đặc biệt cơ thể nó tỏa ra mùi hương của hoa huệ tây. Nếu nó cảm thấy
bị đe dọa thì sẽ bảo vệ bản thân bằng cách tiết ra dãi.
Giun dẹp Red Mangrove
Giun dẹp Red Mangrove (giun dẹp đước
đỏ) chỉ dài 2-3 cm. Chúng có màu đỏ sẫm, màu hạt dẻ hoặc màu nâu với đốm nhạt.
Loài này được tìm thấy sống ở đáy đại dương.
Giun dẹp Olive
Giun dẹp Olive thường được nhìn thấy
trên rong biển hoặc san hô ở đáy biển. Loài này có màu nâu xanh nên rất khó để
phân biệt vì có thể lẫn vào rong biển hoặc san hô. Khi trưởng thành, loài này
sẽ dài từ 8-10cm.
Giun thìa
Giun thìa thường được nhìn thấy ở bờ
biển phía bắc của Singapore.
Những con giun này có thể phát triển lên đến 10 cm chiều dài. Loài này được gọi
là giun thìa vì có phần phía trước miệng giống như một chiếc thìa, được nó dùng
để gom thức ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét