Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TUYỆT CHIÊU PHÒNG THÂN CỦA ĐỘNG VẬT



 


TUYỆT CHIÊU PHÒNG THÂN CỦA ĐỘNG VẬT


http://kienthuc.net.vn

---o0o---

Sống trong môi trường tự nhiên nhiều nguy hiểm, động vật đều “thủ sẵn” những phương pháp tự vệ, trong đó có cả những cách thức tự vệ vô cùng quái dị.

Cá mút đá myxin. Khi bị làm phiền, cá mút đá sẽ rỉ ra protein từ các tuyến nhờn trên da. Những protein này khi tương tác với nước xung quanh sẽ tạo thành một lớp màng dày, nhày nhụa, trong suốt. Sau đó, lớp màng này tiếp tục lan rộng. Trên thực tế là nhiều thiết bị lặn đã không thể xuống được nơi cần xuống do lớp màng mà loài cá này tạo ra khi bị làm phiền. Hiện các nhà khoa học đang tìm cách tạo ra những chất liệu tương tự để sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang. 

Hải âu phương bắc Fulmar. Loài này có tên khoa học là Fulmarus glacialis. Nó được phát hiện vào năm 1761. Từ Fulmar có nghĩa là “mòng biển hôi”. Điều này hoàn toàn đúng khi những con hải âu Fulmar nhỏ có một cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo. Khi phải đối mặt với bất cứ cái gì: kẻ thù ăn thịt hay chỉ một con vật nào đó đi ngang, hải âu con sẽ nôn thẳng vào mặt “kẻ xâm phạm”. Những tia màu cam này tạo ra một mùi cá thối rất khó ngửi. Không chỉ có thế, dầu trong đống tạp chất mà hải âu con nôn ra sẽ khiến lông của kẻ thù bị dính chặt, khiến chúng không thể bay được. Khi những nạn nhân khốn khổ này muốn vùi mình xuống nước để thoát khỏi đống dầu này, chúng sẽ bị chết chìm do dầu đã khiến lông chúng không thể thành chiếc phao cứu hộ cho chúng được nữa. 
 Cá nhà táng. Loài này có tên khoa học là Kogia breviceps. Nó là một trong 3 loài cá voi có răng trong họ hàng cá nhà táng. Do không có được kích thước như những người họ hàng của mình, loài này đã phát triển cho mình một cơ chế phòng ngự khá…bẩn. Khi bị tấn công, nó tiết ra “xiro hậu môn”, rồi dùng vây để khuấy chất này lên, tạo ra một đám mây để lẩn trốn. Chắc hẳn không kẻ thù nào của nó muốn lại gần “đám mây hôi thối” đó.
Hải sâm báo. Nó có tên khoa học là Bohadschia argus. Khi bị đe dọa, loài này sẽ lắc mạnh cơ thể cho đến khi ruột và các cơ quan khác …thòi ra khỏi hậu môn. Ruột của nó sẽ dính vào người kẻ tấn công và cuốn nó vào trong mớ bòng bong này. Ruột của một số loài hải sâm có chất độc gây kích ứng da cho kẻ thù của nó.
Thằn lằn gai. Khi bị tấn công , loài này sẽ hạn chế lượng máu rời khỏi đầu, khiến áp lực máu trên đầu tăng lên, chui vào các mạch máu nhỏ quanh mắt. Nó có thể phun ra một tia máu với độ chính xác tới 1,5m. Máu của loài này vô cùng hôi. Điều này có thể khiến những kẻ thù của nó nản lòng.

Bọ cánh cứng lá. Sâu của loài này thường tự bọc mình trong phân để tự vệ.

Hiền Thảo (theo TFC)

---ooo0ooo---

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét