LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT BAO LA – HUẾ
---o0o---
Bao La là một làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre, chế tác
đồ dân dụng trong nhà như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia…
Làng chính nay ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền ven bờ Bắc trung lưu
sông Bồ. Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường Bao La mới lại phát sinh, nay là
thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do
cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan lát sản phẩm tre.
Dưới thời phong kiến, Bao La là nơi cung cấp chủ yếu sản phẩm gia dụng
bằng tre của dân Thừa Thiên Huế. Nhưng từ sau 1985, sản phẩm nhựa từ các thành
phố lớn tràn ngập nông thôn, đã chiếm lĩnh thị trường, làm thu hẹp nghề đan lát
Bao La.
Sản phẩm của làng là những chiếc rá vo gạo, đến loại rổ rửa rau, đựng cá
đến các loại giần sàng của nghề xay xát, nong nia để phơi phong nông sản, thủy
sản cũng như chiếc nôi trẻ con, chiếc giường, cái chõng, với kỹ thuật đan lát
khéo léo và giá cả thích hợp với túi tiền kiệm ước của nhân dân.
Đây là một nghề phụ thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình thôn
xóm. Người khỏe mạnh tìm mua, đốn vác tre, kết bè đưa về làng. Người già cưa
tre, chẻ nan, vót lạt, trẻ em đan lát, phụ nữ gánh sản phẩm tỏa đi khắp các chợ
ở làng quê, thị trấn.
Trong định hướng khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền
địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan
lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội như lẵng đơm hoa,
lẵng trang trí, các loại giá treo đèn trang trí…
Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực tiếp cận kỹ thuật mới, để làm cho
làng nghề tiếp tục phát triển.
---ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét