NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG
TRÊN THẾ GIỚI
Những nhà lãnh đạo và những nhà cách mạng (2)
---o0o---
Martin Luther King
Martin Luther King, Jr. (15.1.1929 – 4.4.1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người
Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964. Ông là một trong
những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử
đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới
ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hòa bình và thánh tử đạo.
King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và
giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu
tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và
đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người tụ tập về
đây. Ồng nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được
nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Năm 1964, , King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa
bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân
sự, và các phương tiện bất bạo động khác.
Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter
truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Năm 2004, ông được truy tặng
Huân chương vàng Quốc hội.
Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini
Sayyid Ruhollah Musavi Khomeini
(24.9.1902 – 3.6.1989) là một nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị gia người Iran,
người lãnh đạo cuộc Cách mạng Iran 1979 trong đó chứng kiến sự lật đổ của Mohammad
Reza Pahlavi, vị Shah cuối cùng của Iran. Sau cuộc cách mạng và một cuộc trưng
cầu dân ý toàn quốc, Khomeini trở thành Lãnh đạo tối cao của Iran - một vị trí
có quyền lực tối cao cả về chính trị lẫn tôn giáo của quốc gia được hiến pháp
đặt ra, cho tới khi ông qua đời.
Là người được hàng triệu người dân Iran yêu mến, cả lần trở về của ông
từ cuộc lưu đày hay đám tang của ông đều là những sự kiện lớn của quốc gia với
hàng triệu người tham dự. Ở nước ngoài, ông được biết nhiều vì sự ủng hộ những
người bắt cóc con tin trong suốt cuộc Khủng hoảng Con tin Iran và lời kêu gọi
fatwa (bản án) cho cái chết của công dân Anh Salman Rushdie. Khomeini được tạp
chí Times bầu là nhân vật của năm 1979.
Vladimir Ilyich Lenin
Vladimir Ilyich Lenin, tên khai sinh là Vladimir
Ilyich Ulyanov, còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin,
có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất
ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào Cáh mạng vô sản Nga, là
người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là
người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin Trên
Quảng trường Đỏ, Moscow.
Ông được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 nhân vật ảnh hưỡng nhất trong
thế kỷ 20.
Nelson Mandela
Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, là Tổng tho61ngNam Phi từ năm 1994 đến
1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức
phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động
chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu
Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Quốc Đại (ANC). Vào năm 1962 ông bị
bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên
án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian
là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990,
Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân
chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến
1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.
Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một
tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.
Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có
Giải Nobel Hòa bình năm 1993.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét