Trang

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

TƯỢNG PHẬT KỶ LỤC CHÂU Á



TƯỢNG PHẬT KỶ LỤC CHÂU Á
---o0o---
Sáng 30/5, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã phối hợp với UBND Tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ công bố kỷ lục Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á tại núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận.
Tượng Đức Phật nhập Niết bàn nơi đây được chế tác ở tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay. Công trình bằng bê-tông cốt thép phủ vôi trắng có chu vi 832 mét, tượng trưng cho hình tứ thánh lục phàm và thất chúng Phật tử. Đức Phật dài 49 mét, tượng trưng cho 49 năm từ lúc người thành đạo đến khi nhập diệt. Tượng có chiều ngang bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966.
Ông Biswaroop - Tổng Giám đốc sách kỷ lục  Châu Á trao bằng xác nhận kỷ lục
Trước đó một ngày, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng đã có mặt tại núi Cấm, An Giang để tiến hành trao bằng xác nhận kỷ lục Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Tượng có chiều cao 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép.
Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn, cao 710 m so với mặt nước biển, đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Công trình này do nhà điêu khắc Thụy Lam người phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng, được thực hiện từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2005 với tổng kinh phí là 33 tỷ đồng.
Cả hai buổi lễ đều diễn ra dưới sự chứng kiến của ông Biswaroop - Tổng Giám đốc sách kỷ lục Châu Á. Theo ông Biswaroop chia sẻ thì có hai tiêu chí để xác nhận kỷ lúc. Đó là dựa vào kích thước thực và mức độ được biết đến của bức tường. Bộ đôi tượng Phật Việt Nam đều đảm bảo cả hai tiêu chí đó và đã chính thức xác lập kỷ lục vào ngày 2/3/2013 vừa rồi.
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét