1. Những bức
tượng ngàn năm tuổi này được người dân địa phương tôn kính gọi là “balbals”, có
nghĩa là “chiến binh đá”.
2. Các nhà
nghiên cứu người Nga đã tiến hành một cuộc khảo sát kéo dài đến 5 năm về những
bức tượng bí ẩn này, bắt đầu từ khu vực sông Orkhon linh thiêng của những người
Mông Cổ.
3. Các nhà khoa
học tin rằng các “chiến binh đá” này được tạo ra trong thời gian mà các vị Khả
Hãn là bá chủ thảo nguyên.
4. Những
“balbals” này được dựng nên mỗi khi có một vị Khả Hãn, hoàng tử hoặc một nhân
vật quyền lực nào đó chết, để vinh danh và thể hiện sự tôn kính đối với họ.
5. Một bức
tượng có niên đại hàng ngàn năm đã bị hư hỏng khá nhiều. Bức tượng có tư thế
ngồi bắt chéo chân và tay phải đang nâng một chiếc chung uống rượu. Đó là tư thế của một người quyền
quý.
6. Một trong những khu tưởng niệm
lớn và nổi tiếng nhất của Mông Cổ còn tồn tại đến ngày nay nằm cách thủ đô
Ulan-Bator khoảng 400km, hữu ngạn dòng sông Orkhon linh thiêng.
7. Những bức tượng “balbals” bao gồm
2 nhóm chính: nhóm có niên đại cổ xưa nhất (từ thế kỷ VI-VIII) và nhóm được tạo
tác muộn hơn (khoảng thế kỷ IX-XIV).
8. Balbals xuất hiện rải rác khắp
các thảo nguyên Trung Á, từ Mông Cổ cho đến tận miền Bắc Kavkaz, Nga, Ukraine,
và phía Tây đến tận Dunai.
9. Hình dáng và nghệ thuật điêu khắc
ở mỗi vùng đất khác nhau cũng mang các đặc trưng riêng biệt.
10. Như trường hợp những bia mộ ở
phía Tây Kazakhstan này cũng kế thừa truyền thống của “balbals”, tuy nhiên đã
mang nhiều ảnh hưởng của đạo Hồi.
11. Cột đá này nằm ở khu vực Altai
thuộc đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này là khởi điểm của dãy núi Altai tiếp giáp
với cả 4 quốc gia: Nga, Kazakhstan, Mông Cổ và Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét