Trang

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

KỶ LỤC VỀ LOÀI CHIM



KỶ LỤC VỀ LOÀI CHIM
---o0o---
Loài chim bay được nặng nhất là chim otit lớn (tên khoa học Otis tarda), sống ở đông bắc và nam châu Phi. Trọng lượng trung bình của chúng là 19- 20kg.
Loài chim không biết bay nhưng chạy nhanh nhất là đà điểu châu Phi. Tuy rất nặng nhưng có thể chạy với tốc độ 72km/h.
Loài chim lặn được sâu nhất là chim cánh cụt hoàng đế, sống ở biển Ross, Nam Cực. Năm 1990, người ta gắn thiết bị đo vào chân một con chim cánh cụt và xác định được con chim này đã lặn sâu tới 483m.
Một số loài chim bay được ở cả dưới nước, như chim hải âu rụt cổ (Fratercula cirrhata). Chúng bay theo đúng nghĩa như khi bay trên không, vỗ cánh để chuyển động về phía trước và liệng lên xuống trong môi trường nước.
Trong số các loài chim, chim kiwi ở New Zealand, trứng đẻ ra to nhất so với thân hình chúng. Kiwi không có đuôi, không bay được, cánh ngắn ngủn, nhưng cơ bắp ở chân rất khỏe, móng vuốt sắc nên mỗi đêm chúng đi kiếm mồi vài kilomet. Loài chim này là biểu tượng của New Zealand, được vẽ trên quốc huy và tiền của nước này. Dù được bảo vệ nhưng số lượng giảm nhanh chóng, từ vài chục triệu con, sau 100 năm chỉ còn vài chục nghìn con kiwi.
Công có bộ lông đẹp nhất trong số các loài chim họ gà, nhưng giọng thì “không thương được”. Công lông xanh (pavo muticus) là biểu tượng của Myanmar, công thường (pavo cristatus) là biểu tượng của Ấn Độ và Iran.
Cú Bắc cực hoặc cú trắng (Bubo scandiacus) là loài chim lớn nhất Bắc cực, chiều dài thân 55-65cm, sải cánh 150- 160cm, nặng 1,5 đến 2kg. Đây cũng là loài cú duy nhất có lông màu xanh da trời.
---ooo0ooo---



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét