Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

TÒ HE




TÒ HE
Tò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.

Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. 
Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.
Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả.
---o0o---
Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc.
Tập tin:Tò he.JPG
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá … vì vậy, người ta gọi sản phầm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi … tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".
Tập tin:Making a "tò he".JPG
Nơi có truyền thống về tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Theo cách của làng này thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, 1 phần nếp (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích của nó.
 Tập tin:Tò he 1.JPG
Du khách nước ngoài cũng rất yêu thích Tò he
Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra …
Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày.
---o0o---
TÒ HE CỦA NHẬT BẢN
Trên thế giới, ngoài Việt Nam thì ở Nhật Bản cũng có tò he và họ coi đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Tên tiếng Nhật của môn nghệ thuật này là Amezaiku. 
alt
Để làm được tò he bao gồm nhiều bước khác nhau. Đầu tiên, tinh bột nếp được đun sôi cho đến khi nó trở nên giống như bột và trắng mịn. Sau đó, nó được làm nóng trên than củi đến khi nó trở nên mềm dẻo. Vật liệu này được tiếp tục chia thành nhiều phần nhỏ và kéo giãn. Khi tiếp xúc với không khí tạo ra một màu trắng tinh khiết. Các hình con vật phải được hình thành một cách nhanh chóng, họ thường sử dụng kéo nhỏ và ngón tay, đầu đũa. Các nghệ sĩ khéo léo kéo và uốn cong tạo ra một con vật đáng yêu như chim, ngựa hay con rồng vv… . Có nhiều màu được sử dụng để trang trí như màu đỏ, màu vàng và màu xanh…
alt
Ngoài ra, trong kỹ thuật nặn tò he của người Nhật còn có một tiểu xảo nhỏ. Họ sẽ thổi một lỗ nhỏ ở con tò he sao cho nó phồng to hơn, giống như người ta thổi thủy tinh ấy. Một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, bởi nếu không khéo, bạn sẽ làm hỏng hình dạng của con tò he vừa làm.
alt
Có thể nói đây là một nghề đã có lịch sử rất lâu ở Nhật cách đây hơn trăm năm, với tục lệ cha truyền con nối để duy trì và bảo tồn Amezaiku. Tuy vậy, Amezaiku đang bị mai một dần ở Nhật Bản, bởi ngày nay có rất ít người theo đuổi nó cũng như số lượng nghệ nhân về Amezaiku ngày càng ít đi. Tình trạng này có lẽ cũng giống với nghệ thuật tò he ở Việt Nam. Nếu có lúc nào đó khi rảo bước trên đường dù cho ở Việt Nam hay Nhật Bản, bạn hãy nhớ dừng lại một lúc nhé. Hãy ngắm nhìn những bé tò he đáng yêu và cảm nhận không gian mùa thu đang khẽ về trên những con phố nhỏ.
---ooo0ooo---




1 nhận xét:

  1. mình thấy con người đã thổi hồn vào và tạo thành vạn vật cực kỳ lý thú và dí dỏm nên phát huy và lưu truyền để có những lúc phải thư giãn cho chính mình

    Trả lờiXóa