Trang

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (6-10)



100 KHOA HỌC GIA (6-10)
Sưu tầm

 Tập tin:Sigmund Freud LIFE.jpg
6    Sigmund Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; 6.5.1856 – 23.9.1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20. 

Tập tin:Galileo.arp.300pix.jpg

7    Galileo Galilei
Galileo Galilei (15.2.1564 – 08.01.1642) là một nhà thiên văn học, vật lý ọc, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ  Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát  thiên văn học hiện đại","cha đẻ của vật lý hiện đại", “cha đẻ của khoa học ", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại." Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại. 

Tập tin:Antoine lavoisier color.jpg 

8    Antoine Laurent Lavoisier
Antoine Laurent de Lavoisier (26 tháng 8 năm 1743 - 8 tháng 5 năm 1794) là một trong những nhà hóa học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử hóa học như việc tìm ra định luật bảo toàn nguyên tố, việc đề ra lý thuyết về sự o6xy-hóa các chất năm 1777 đã đập tan sự thống trị từ nhiều thế kỷ trước đó của thuyết nhiên tố do George Ernest Stahl đề xuất. Với những đóng góp đó, ông trở nên bất tử trong ngành hóa học, được xem là cha đẻ của ngành hóa học hiện đại tuy nhiên vì những bất ổn của xã hội Pháp cuối thế kỷ 18 mà đỉnh điểm là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã khiến ông bị xử tử ngày 4 tháng 5 năm 1794 vì nghi ngờ có dính dáng đến hoạt động của giới quý tộc khi ông 51 tuổi. 

              Tập tin:Johannes Kepler 1610.jpg              

9    Johannes Kepler   
Johannes Kepler (27.12.1571 – 15.11.1630), một gương mặt quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, là một nhà toán học, nhà chiêm tinh học, nhà thiên văn học và là một nhà văn ở buổi đầu của những truyện khoa học viễn tưởng người Đức. Ông nổi tiếng nhất về định luật về chuyển động thiên thể dựa trên những công trình của ông Thiên văn mới (Astronomia nova), Thế giới hài hòa (Harmonice Mundi) và cuốn sách giáo khoa Tóm tắt thiên văn học Copernicus.
Xuyên suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, Kepler là một  giáo viên toán ở trường dòng Graz (sau này là trường đại học Graz), là người trợ lý cho Tycho Brahe. là nhà toán học ở triều đình hoàng đế Rudolf II. giáo viên toán ở Linz,và là nhà thiên văn học của Tướng Wallenstein. Ông cũng thực hiện một công việc mang tính nền tảng  về thị giác và giúp đưa vào thực hiện những phát hiện kính thiên văn của người cùng thời với ông là Galileo Galilei.
Thỉnh thoảng ông cũng được coi là "nhà vật lý học thiên thể lý thuyết đầu tiên", mặc dù Carl Sagan cũng coi ông là nhà chiêm tinh học khoa học cuối cùng.

Tập tin:Nikolaus Kopernikus.jpg

10  Nicolaus Copernicus
Nicolaus Copernicus (19.2.1473 – 24.5.1543) là một nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của ông, cuốn Về sự chuyển động quay của các (De revolutionibus orbium coelestium). Copernicus sinh năm 1473 tại thành phố Torun, ở Hoàng Gia Phổ, một tỉnh tự trị của Vương quốc Ba Lan (1385-1569). Ông học tập ở Ba Lan và Ý, và dành phần lớn cuộc đời làm việc ở Frombork, Goàng Gia Phổ, nơi ông mất năm 1543.
Copernicus là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học,, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm (mặt trời ở trung tâm chứ không phải trái đất là trung tâm) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại và từ đó là khoa học hiện đại, khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ hoài nghi với những giáo điều đã tồn tại từ trước.
Theo Listverse
---ooo0ooo---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét