Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

100 KHOA HỌC GIA (16-20)



100 KHOA HỌC GIA (16-20)
Sưu tầm

16 – Linus Carl Pauling

Tập tin:Pauling.jpg

Linus Carl Pauling (28 tháng 2, 1901 – 19 tháng 8, 1994) là nhà hóa học, nhà hóa sinh, nhà hoạt động vì hòa bình, tác giả và nhà giáo dục người Mỹ. Ông được coi là một trong những nhà hóa học ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học và được xếp vào nhóm những nhà khoa học quan trọng trong thế kỷ 20. Pauling là một trong những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học lượng tử và sinh học phân tử.
Cho tới nay, Pauling là một trong bốn người đã từng giành được nhiều hơn một giải Nobel. Ông là một trong hai người được trao giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (giải Hóa học và Hòa bình), người còn lại là nhà khoa học Marie Curie (Giải Vật lý và Hóa học), và là người duy nhất nhận trọn vẹn 2 giải thưởng này.[
17  - Rudolf Virchow

File: Rudolf Virchow NLM3.jpg

Carl Rudolph Virchow (ngày 13 tháng mười năm 1821 - ngày 05 tháng 9 năm 1902) là một bác sĩ người Đức, nhà nhân chủng học, nghiên cứu bệnh học, prehistorian, nhà sinh vật học và chính trị, được biết đến vì sự tiến bộ của y tế công cộng. Được gọi là "cha đẻ của bệnh lý hiện đại", ông được coi là một trong những người sáng lập y học xã hội.
Năm 1861, ông được bầu làm thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Năm 1892, ông được trao tặng Huân chương Copley. Trong số các sinh viên của mình nổi tiếng nhất là nhà nhân chủng học Franz Boas, người đã trở thành một giáo sư tại Đại học Columbia.
Hiệp hội Nhân chủng học y tế cho một giải thưởng hàng năm mang tên của Virchow,
18 - Erwin Schrodinger
Tập tin:Erwin Schrödinger.jpg

Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger (12 tháng 8 năm 1887 – 4 tháng 1 năm 1961) là một nhà vật lý người Áo. Ông nổi tiếng với những đóng góp trong cơ học lượng tử và năm 1933 ông đã được nhận giải Nobel nhờ phát minh ra phương trình Schrodinger..

19 -   Ernest Rutherford       
Tập tin:Ernest Rutherford.jpg

Ernest Rutherford (1871 - 1937) là một nhà vật lý người New Zealand hoạt động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông được coi là "cha đẻ" của vật lý hạt nhân; sau khi đưa ra mô hình hành tinh nguyên tử để giải thích thí nghiệm trên lá vàng. Ông khám phá ra rằng nguyên tử có điện tích dương tập trung trong hạt nhân rất bé, và từ đó đi đầu cho việc phát triển mẫu Rutherford, còn gọi là mẫu hành tinh của nguyên tử. Nhờ phát hiện của mình và làm sáng tỏ hiện tượng tán xạ Rutherford trong thí nghiệm với lá vàng mà ông được giải Nobel hóa học vào năm 1908. Ông được mọi người công nhận trong việc phân chia nguyên tử vào năm 1917 và đứng đầu thí nghiệm “tách hạt nhân” đầu tiên với hai sinh viên mà ông hướng dẫn, John Crockcroft và Ernest Walton vào năm 1932.
20  - Paul Dirac
 Tập tin:Dirac 3.jpg
Paul Adrien Maurice Dirac (8 tháng 8 năm 1902 – 20 tháng 10 năm 1984) là một nhà vật lý lý thuyết người Anh. Ông từng giữ chức Giáo sư Lucas về Toán học tại Đại học Cambridge. Trong 10 năm cuối đời ông làm việc tại Đại học Florida. Một trong những khám phá quan trọng của ông là phương trình Dirac. Phương trình này miêu tả dáng điệu của các fermion, từ đó dẫn đến tiên đoán về sự tồn tại của phản vật chất. Ông cùng Erwin Schrodinger đã được nhận giải Nobel vât lý năm 1933.
Theo Listverse
---ooo0ooo---


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét