KHU NHÀ Ổ CHUỘT Ở
MUMBAI, ẤN ĐỘ
Lụp xụp, chật chội, không nhà vệ sinh, thiếu ánh sáng... là những gì mà cư dân nơi đây phải chung sống hàng ngày.
Cụm từ "ổ
chuột" được hiểu là khu vực sống giành cho người nghèo với những mái nhà
lụm xụp, rách nát, thiếu thốn mọi thứ từ nước sạch tới điện và các vật chất
thiết yếu khác.
Theo các số liệu thống
kê, thế giới hiện có 1 tỷ người đang sống trong các khu ổ chuột và con số này
dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Chùm ảnh dưới đây mang
tên "The place where we live" của phóng viên người Na Uy - Jonas
Bendiksen sẽ đem đến cái nhìn chân thực nhất về khu "ổ chuột" và sự
cùng cực thiếu thốn mà những cư dân ở đây đang phải trải qua.
Dharavi, Mumbai, Ấn Độ
Mumbai (Ấn Độ) cũng
được coi là thành phố “không bao giờ ngủ” bởi những người nghèo sống lay lắt
trong các khu ổ chuột cả đêm.
Dưới cái bóng xa hoa,
tráng lệ được mệnh danh "Hollywood của châu Á", nơi đây còn tồn tại
rất nhiều khu ổ chuột tăm tối, nhếch nhác.
Dharavi tại Mumbai là
khu ổ chuột lớn nhất tại châu Á, với khoảng 1 triệu người sống trên diện tích
2,6km vuông.
Dharavi trở nên chật
chội hơn khi ngành công nghiệp da và may mặc bùng nổ, dân số hiện đã tăng gấp
11 lần so với thành phố bao quanh nó.
Đa số người dân sống ở
Dharavi là những lao động phổ thông, tài xế taxi, người nhặt rác..., di cư từ
vùng quê nghèo khác đến để tìm kiếm cơ hội làm việc tại Mumbai.
Quang cảnh chung tồn
tại bao năm nay của khu ổ chuột này là những ngôi nhà ọp ẹp, xây sít nhau trên
bất kỳ khoảng đất trống nào, rác ngổn ngang chất đống, nhà vệ sinh tạm bợ, nước
sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm trầm trọng.
Cuộc sống của những
người dân nơi đây luôn bị bao quanh bởi những đống rác, phế thải của xã hội.
Đây cũng là nơi tập trung đủ mọi tệ nạn như buôn bán ma túy, mại dâm, lạm dụng
lao động trẻ em, kinh doanh bất hợp pháp.
Một người đàn ông ngó
ra ngoài cửa sổ của cơ sở tái chế ở Dharavi. Bên trong nhà kho, nhiều người
đang phân loại "chiến lợi phẩm" thu được từ khắp nơi trong thành phố:
vỏ thùng dầu, các bộ phận của máy tính, quần áo....
Ước tính, có khoảng
250.000 cư dân khu ổ chuột tại Mumbai kiếm sống bằng nghề phân loại và bán vật
liệu tái chế.
----ooo0ooo---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét