Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

VÕ BÌNH ĐỊNH

VÕ THUẬT VIỆT NAM
Kĩ thuật môn phái Bình Định Gia

---ooo0ooo---

3 NGÔI LÀNG CỔ NHẬT BẢN

3 điểm du lịch cổ đẹp như tranh vẽ ở Nhật
-o0o-
1. Làng Oshino Hakkai
Cách thủ đô Tokyo chưa đầy 100 km, nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ, làng Oshino Hakkai là điểm đến thú vị đối với những du khách thích khám phá nếp sống xưa cũ còn vẹn nguyên của người Nhật.
Thăm khu làng cổ Oshino Hakkai, bạn sẽ được thư thả tản bộ trên con đường đất nhỏ, hai bên là những bụi thông xanh thẫm rất đỗi nên thơ, trữ tình, được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa rêu phủ đầy mái, những mảnh vườn trồng rau, ngô và hồ nước xanh trong vắt soi hình bóng cây cổ thụ.
Điều làm du khách ấn tượng nhất khi đến đây là được thưởng thức dòng nước tinh khiết dẫn trực tiếp từ núi Phú Sĩ và ngâm đôi tay mình trong dòng nước băng giá trong vòng một phút để "nhập cảnh" trước khi khám phá vẻ đẹp thanh bình, yên ả của khu làng cổ. Những trái cây tươi ngon do dân làng trồng được cũng là thứ làm khách du lịch cảm thấy thích thú khi đến đây.
2. Thành phố Takayama
Còn có tên gọi khác là Hida-Takayama, thành phố Takayama (nghĩa là "ngọn núi cao") thuộc tỉnh Gifu, nằm ở trung tâm của Nhật Bản. Chính vì nằm ở trên cao và tồn tại khá cô lập so với các vùng khác nên Takayama có điều kiện để phát triển nền văn hóa riêng trong suốt hơn 300 năm qua. Không giống như các đô thị rộng lớn và nhộn nhịp khác, cuộc sống ở Takayama diễn ra chậm chạp, từ tốn như một thước phim quay chậm.
Takayama nổi tiếng với những món ăn mang đậm phong vị địa phương như sansei (rau củ vùng núi), wasakana (cá sông), thịt bò, mì soba, ramen, sake...
Takayama có rất nhiều địa điểm cho du khách khám phá như: Bảo tàng thành phố, được xây dựng vào năm 1895, miễn phí vé tham quan từ 8h30 đến 17h hàng ngày, trừ thứ 2; Đền Sakurayama Hachimangu nổi tiếng với lễ hội Takayama Matsuri, được tổ chức từ ngày 9 đến 10/10 hàng năm và là một trong ba lễ hội đẹp nhất tại Nhật Bản; Khu chợ sáng Migayawa bên bờ sông gần trung tâm thành phố, nơi bày bán các mặt hàng thủ công truyền thống địa phương, các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon theo mùa.
3. Làng Shirakawa - go
Từ Takayama, mất chưa đầy nửa tiếng để đến làng cổ Shirakawa-go ở miền Trung Nhật Bản. Du khách có thể đến làng Shirakawa bằng xe buýt theo tuyến Tokyo – Toyama – Kanazawa rồi từ đây đi xe buýt tới làng Shirakawa.
Báu vật của Shirakawa-go chính là những ngôi nhà Gasso-zukuri hơn 250 tuổi. Trong tiếng Nhật, Gassho-zukuri có nghĩa là “hình dáng như bàn tay khép vào nhau khi cầu nguyện”. Vì vậy, cấu trúc của những ngôi nhà này có phần đặc biệt với phần mái được lợp bằng cỏ tranh dày 40 - 80 cm, độ dốc lớn để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên và những lớp tuyết phủ dày vào mùa đông. Những ngôi nhà cổ ở đây đều được xây theo hướng Bắc hoặc Nam để mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ, dễ chịu.
Cho đến tận bây giờ, dân làng vẫn sống trong những ngôi nhà gỗ truyền thống của ông cha để lại. Vật liệu, cách xây dựng và cấu trúc căn nhà đều không hề thay đổi. Những ngôi nhà cổ ở đây thường có 3 tầng chính, gồm một tầng trệt và 2 tầng lửng. Tầng trệt mô phỏng theo kiểu nhà truyền thống của Nhật gồm phòng khách, phòng đọc, phòng thờ và những phòng riêng dành cho các thành viên trong gia đình, tầng trên cùng thường dùng để làm kho nông sản và chỗ nuôi tằm.
Ngôi làng cổ xinh đẹp này cũng chính là nơi tác giả Fujiko Fujio sáng tác những tập đầu tiên của bộ truyện tranh Đôrêmon nổi tiếng. Năm 1995, làng Shirakawa được biết đến nhiều hơn khi UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.
Lê Thương

---ooo0ooo---

VẼ TRÊN BÀN TAY (2/2)

VẼ TRÊN BÀN TAY (2/2)
Sưu tầm

-0-





VÒNG QUANH TG (10)


VÒNG QUANH THẾ GIỚI QUA ẢNH (10)
Sưu tầm
-o0o-

 Vườn quốc gia Bryce Canyon Hoa Kỳ
 Di chỉ khảo cổ Copan ở Honduras
Viện bào tàng quốc gia  Hungary
Lạc vào chốn thần thoại Hy Lạp - 1
Đảo Corfu, Hy Lạp

Vườn quốc gia Thingvellir, Iceland

Quần thề đền tháp Borobudur ở Indonesia
Cảnh quan đẹp bí ẩn và huyền bí ở Iran
Một chiến đấu cơ của Iraq
---ooo0ooo---














BÁNH GIÁ CHỢ GIỒNG

Bạn Phan Lục (Chicago) chuyển
Bánh giá Chợ Giồng Gò Công
-o0o-


Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một thứ vật thực xao xuyến lòng người: bánh "giá" Chợ Giồng 
Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang ngày nay). Bánh "giá" có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cổ bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng cái bánh dung dị, dân dã này hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh”
Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà - ai gọi sao cũng được. 
Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn.
Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vần thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hòa Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hòa Đồng: “Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này”.
Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mua, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. “Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này”, dì Ba nói.
Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừá ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là “phàm phu tục tử”. Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá “dặm trường gió bụi” ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo đơn “đặt hàng” của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. “Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh”, dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vùa tự hào khoe. 
“Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa”, mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước”. Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng. 
---ooo0ooo---

HOA TỐT CHO SỨC KHỎE

Những loài hoa cực tốt cho sức khỏe
Hỏi đáp Khoa học Kỹ thuật
-o0o-
Các loài hoa không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà chúng còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Dưới đây là một số loài hoa quen thuộc, có tác dụng chữa trị một số bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Hoa ngọc lan: Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.
Hoa cúc trắng: Đây cũng là loại hoa dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào và thanh nhiệt, giải độc.
Tóc tiên leo: Theo Đông y, tóc tiên leo có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng nhuận tràng. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa cảm sốt gây háo khát; Chữa táo bón; Chữa các chứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi …
Ít ai có thể biết rằng Thuỷ tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, Hoa thuỷ tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…
Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể. Cụm hoa hướng dương chữa tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú, thở khò khè. Ngày dùng 30-90g, sắc uống.
Sim:Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô... người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng... Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.
Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da.
Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả. Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.
Hoa gạo: Theo Đông y hoa gạo có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình, có công hiệu làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết nên được sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt. Dược liệu được thu hoạch từ những bông hoa gạo lành lặn đem sấy khô bằng lửa nhỏ hay phơi khô dưới nắng nhẹ cất đi sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh.

Hoa gạo chữa các bệnh như: Chữa mụn nhọt sưng tấy; Chữa tiêu chảy, kiết lỵ; Cầm máu, thông tiểu; Trị rong kinh, thiếu máu; Trị xuất huyết dạ dày …
Hoa quỳnh: Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.
Ngoài ra, còn là vị thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa…
Hoa Ngâu: Đây là loại hoa màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8. Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Nó được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc.
Hoa ngâu chữa được các bệnh như: Chữa tăng huyết áp; Chữa chứng bế kinh; Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn; Chữa chứng say rượu
---ooo0ooo---

THIÊN TÀI ÂM NHẠC (1)

NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (1)
-o0o-
1. Johann Sebastian Bach (1678-1750)
Johann Sebastian Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1678 trong một gia đình âm nhạc tại thành phố Eisenach, Weimar, Ðức Quốc. Năm lên 7 tuổi, Bach vào học ở một trường La Tinh. Những lúc đó, cha mẹ ông tiếp nhau qua đời, cho nên phải đến ở nhà người anh là Ohrdruf.
Ở đây với thành tích ca hát giỏi cho nên được vào học tại một trường địa phương. Ðể có hoc phí đóng tiền trường, Bach làm nghề thủ công và đi hát dạo trong những giờ nghỉ. Trong thời gian này, ông lén người anh, lấy từ trong tủ sách ra một bản chép tay những bài nhạc của một bậc thầy lớn tại Ðức thời đó là Froberger. Ông lén chép trong lúc trăng sáng, trong suốt tháng trời mới xong. Chính việc làm nầy đã khiến cho thị giác của ông yếu dần. Về sau ông bị mù hẳn.
Khi lên 15 tuổi, khi người con thứ 5 của người anh sinh ra, cuộc sống khó khăn, cho nên Bach phải ra đi, sống với thân côi cút. Bach chuyển đến học tại một trung tâm âm nhạc thuộc tôn giáo ở miền Bắc nước Ðức của nhà thờ Thánh Michael Skirche. Nhờ có tài ca hát cho nên Bach được giữ nhiệm vụ trưởng đội hợp xướng tại trường này. Ðội này thường phải tổ chức đi hát ở những nhà giàu có để kiếm tiền cho nhà thờ.
Những biến cố liên tiếp đã khiến cho Bach luôn luôn kiên cường trong thời niên thiếu và trở thành con người có tính độc lập. Trong thời gian này, nhà soạn nhạc Georg Bohm đã giúp đỡ Bach rất nhiều. Nhà soạn nhạc này rất yêu mến Bach đã giới thiệu cậu bé tới người thầy của mình là Johann Adam Reinken để học đàn phong cầm.
Nhưng Bach vẫn chưa hài lòng về việc trau dồi âm nhạc. Ðể có thể vào được cung đình để nghiên cứu âm nhạc của Pháp, Bach buộc phải gia nhập đội nhạc tại đó với cương vị là một nhạc sư sơ tập.
Nhờ vậy, Bach có cơ hội để tiếp xúc với Jean Baptiste Lully là một nhạc sư giỏi để học về cách soạn nhạc cho đàn giây và violon. Với lòng nhiệt thành và say mê, Bach đã hấp thu thành tựu nghệ thuật của phái âm nhạc ở Âu Châu thời bấy giờ và từ đó ông tự vươn theo một đường riêng biệt.
Năm 18 tuổi, vì để mưu sống, Bach chưa tốt nghiệp xong bậc Trung Học, đã phải đi tìm việc để mưu sinh. Giáo hội Armstadt bằng lòng bỏ một số tiền để mời Bach về giữ chức vụ thầy dạy đàn phong cầm. Khi nhận lãnh công việc này, Bach đã bộc lộ cá tính của mình một cách rõ rệt: ông thường cho thấy một sức sống và sự sáng tạo nhiệt tình của mình qua những buổi diễn tấu phong cầm ở giáo đường.
Ông cũng đã sáng tác một bản đại hợp xướng cho ngày lễ Phục sinh, nhan đề “Ngài đừng bỏ rơi linh hồn của chúng con trong địa ngục”. Trong bài hợp xướng này, ông đã đưa vào âm nhạc tôn giáo một kịch tính hiếm có.
Ngoài ra, với tư cách là một nhà soạn nhạc tôn giáo được nhà thờ mời, Bach thường vào cung đình để sáng tác những loại nhạc thế tục. Bản nhạc nổi tiếng của ông trong thời này có nhan đề “Cảm nghĩ khi anh em chia tay” cho đến nay vẫn còn lưu truyền. Nhạc phẩm này có chất trữ tình đặc biệt.
Từ những bản nhạc đầu tay này đã cho thấy Bach là người giỏi thể hiện đời sống và những tình cảm của những con người bình thường trong âm nhạc. Trong những lúc diễn tấu, ông thường đưa vào âm nhạc những âm hưởng kỳ lạ.
Ðiều này đã khiến cho một số người quen lối nhạc giáo đường không chấp nhận. Họ lên tiếng bài xích, để loại Bach ra.
Lại có chuyện không may cho ông, khi ông dẫn một phụ nữ vào nhà thờ tham gia đội hát, khi chưa được phép của Giáo hội địa phương. (Người phụ nữ này có tên là Maria Barbara, sau này là vợ của Bach).

Bach bỏ ra đi, và lợi dụng trong thời giờ nhàn rỗi này để đến Lubeck để nghe Dietrich Buxtehude, một danh cầm số một trong nước trình diễn phong cầm. Ðể nghiên cứu sáng tác và kỹ thuật diễn tấu, Bach đã lưu lại tại đây trong suốt mấy tháng trời để nghiên cứu. Do bị giáo hội khiển trách, cho nên Bach xin từ chức.
Sau đó, ông đến Muhlhausen, giữ vai trò dạy phong cầm cho nhà thờ Blausiuskirche. Ông sống tại đây trong vòng một năm với những vui thích của mình, nhất là làm lễ thành hôn với cô Maria Barbara. Hai vợ chồng này đã sinh được 7 người con; người con lớn và người con thứ sau này đều trở thành những nhà âm nhạc xuất sắc. Cuộc hợp tác với đội nhạc giáo đường cũng không lâu dài vì ông cảm thấy đã bỏ phí nhiều thì giờ vốn cần thiết cho nghiên cứu và sáng tác tự do của mình.
Tháng 7 năm 1708, Bach đến Weimar và tại đây, ông trở thành một nhà diễn tấu phong cầm bằng ống đồng có tên tuổi lừng lẫy và cũng thành nhạc sư phong cầm phát âm bằng ống đồng trong nhà thờ cung đình. Ðời sống tương đối sung túc hơn trước, nhưng về sau, vì muốn phát triển nghệ thuật của bản thân, ông lại xin từ chức. Ðơn của ông đệ trình nhiều lần nhưng không được chấp nhận; sau cùng ông đành bỏ trốn đi.
Ông lại bị bắt giam hơn một tháng, nhưng công tước Weimar cũng đành chấp nhận cho ông từ chức.
Trong bất cứ trường hợp nào, giáo đường cũng như cung đình, Bach luôn luôn bảo vệ và phát triển cá tính trong sáng tác và bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có nhiều nhạc phẩm của ông sáng tác trong thời kỳ này, mặc dù phổ biến rộng rãi trong các giáo đường, tuy nhiên tất cả các tác phẩm đó đều được sáng tác với cảm xúc và suy tư của bản thân mình, cũng như sáng tác cho toàn thể nhân loại.
Ðối với một bậc thầy lớn về các mặt nghệ thuật, thì bất luận là sống ở đâu, Thượng đế của nghệ thuật vẫn luôn luôn là của mình”, Bach thường hay tự nhủ bản thân mình như vậy, trong suốt đời sáng tác.
Cả một cuộc đời của ông, mặc dù phần lớn thời gian phục vụ ở các giáo đường, nhưng thiên tài của ông bắt rễ từ dân gian, từ phong tục của từng lớp bình dân, và nó luôn luôn thở chung một hơi thở với nhân dân trong thời đại đó.
Trong những “nhạc khúc tôn giáo lớn” của ông như “Tiểu Khúc Mi-Sa” (Misa in B Monor) và “Bản Thánh Ca John thụ nạn”, ông vẫn dựa vào “tư tưởng và tinh thần thoáng rộng của mình”.
Nhằm đối phó với công việc bận rộn ở nhà thờ, ông thường xuyên đem thể loại nhạc Cantata nhờ các bạn của mình viết lời ca thế tục rồi sửa nó thành loại nhạc Cantata tôn giáo (Sacred Cantata). Ông mạnh dạn hát to những bài Cantata tôn giáo đó: “Hỡi những thú vui trụy lạc! Tôi không muốn tìm từ ngươi cái gì cả!”. Theo cách lảm nầy, trong một số bài hát khác của ông, Bach đã dùng một thủ pháp miêu tả cảnh vui thế tục để miêu tả Thượng Ðế. Theo ông, dù trong môi trường nào, vẫn có thể diễn đạt tư duy của cá nhân mình.
Bà Maria Barbara qua đời năm 1719, là nỗi đau thương ray rức mãi cho ông trong thời gian dài. Về sau, ông lại kết hôn với Anna Magdalena, một ca sĩ có giọng nữ cao. Họ có thêm 13 người con nữa. Ông muốn xa rời những kỷ niệm đau thương cũ.
Sau đó ông lại ra đi. Sau khi rời Weimar, Bach lại đến cung đình Kothen làm việc liên tục 6 năm, để rồi tới năm 1723 (38 tuổi) lại đến Leipzig. Tại đó, ông từng làm nhạc trưởng, làm nhà soạn nhạc của cung đình cho tới khi qua đời, trước sau kéo dài 27 năm.
Vào năm 54 tuổi, Bach đã có một sự lựa chọn quan trọng: ông từ bỏ mọi chức tước công khai, chỉ còn giữ lại chức vụ tại trường Thomas Kirche; với chức vụ này, ông trao hết công việc cho người phụ tá, riêng mình thì dồn hết thì giờ cho việc sáng tác, không quan hệ gì với việc nhà thờ nữa. Ðây là giai đoạn sáng tác sung sức nhất. Với phong cách sáng tác của một nhạc sĩ tự do, ông viết những nhạc phẩm lừng lẫy nhất “Nông dân”, “Cà phê” theo thể điệu bình dân Cantata. Ở đây, với niềm vui thú trong sáng tác của mình, ông rất trung thực với nguồn nhạc dân gian, thể hiện trọn vẹn cuộc sống tự do của mình.
Trong những nhạc phẩm của ông trong thời kỳ này, hầu hết đều được dùng trong những vũ khúc dân gian. Theo ông đó là cách thực hiện đầy đủ nhất nguồn biểu cảm chân thành của mình. Những thể điệu được dùng như điệu Waltz, vũ khúc Ba Lan, điệu Sarabande, điệu Mazurka và những điệu dân ca Ðức thịnh hành nhất bấy giờ đều được ông phát triển toàn diện.
Có nhiều thể điệu uyển chuyển, liên tục, thậm chí có đến 23 nhạc khúc liên tiếp. Trong nhạc ông, bao giờ cũng dùng bằng chất thơ hay cộng tác với các thi nhân để hợp soạn.
Lối biến điệu của Bach trong bất cứ thể loại nào cũng rất phong phú. Cả ngay những nhạc phẩm dùng trong giáo đường như “Tổ Khúc nước Pháp” (French Suites), “Tổ khúc kèn và đàn dây theo điệu C trưởng và B thứ”, “Khúc ảo tưởng nửa âm giai Fugu”, “Nhạc khúc bình quân luật cho dương cầm”...
Bach là một nhạc sĩ mộ đạo, theo tinh thần phóng khoáng; quan điểm này đã phản ánh khá rõ trong âm nhạc của ông; với ông, âm nhạc vốn cũng là một thứ tín ngưỡng.
Các tác phẩm của Bach trong lãnh vực này phải kể: Bản Concero Brandenburg, các Bản Thánh ca, Thánh John, Thánh Mathew. Một đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc của ông là vào năm 1747 (3 năm trước khi qua đời) nhà vua Phổ Frederich Ðại Ðế đón tiếp ông cực kỳ long trọng, khi ông được mời đến Postdam. Sau đó ông bị đau mắt nặng rồi mù hẳn.
Dù mất đi, nhưng ảnh hưởng của Bach vẫn còn âm vang trong thế giới âm nhạc Tây Phương thế kỷ XVIII, XIV, cả đến ngày nay nữa.
Kiêm Thêm

---ooo0ooo---

DI SẢN TG (27)

DI SẢN TG TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG (27)
-o0o-
Tại Palestine
Nơi sinh của Chúa Jesus : Nhà thờ Giáng Sinh và
đường hành hương tại Bethlehem
Vùng đất Ô liu và rượu vang
Cảnh văn hóa của miền Nam Jerusalem, Battir
Tại Papua New Guinea
Di chỉ canh tác nông nghiệp Kuk
Tại Qatar
Di chỉ khảo cổ Al Zubarah
Tại Quần đảo Marshall
Nơi thử nghiệm hạt nhân trên đảo san hô Bikini
Tại Quần đảo Salomon
Đông Rennell
Đông Rennell là phần phía đông của đảo Reunion trên Quần đảo Solomon  nơi đã được UNESCO  công nhận là một di sản thế giới . Đây là vùng đặc biệt bởi nó là rạn san hô lớn nhất thế giới và chứa đựng nhiều loại sinh vật đặc hữu
---ooo0ooo---