Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

8. BOB DYLAN

Những người nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật và giải trí[ (8)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o
8. Bob Dylan
Bob Dylan (tên khai sinh: Robert Allen Zimmerman, sinh ngày 24 tháng 5, 1941)  là một ca sĩ, tác giả, nhà soạn nhạc, nhà thơ  và gần đây nhất là một DJ . Một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tới âm nhạc đại chúng trong năm thập kỉ qua. Rất nhiều thành quả lao động của Dylan được công nhận từ thập niên 1960 khi ông gây nhiều xôn xao trong dư luận Mỹ. Một vài bài hát của ông như “Blow in the Wind” và “The Times They Are a Changin” trở thành những bài ca chống chiến tranh và ủng hộ phong trào nhân quyền .
Album phòng thu Modern Times , phát hành ngày 28 tháng 8, 2006, đã dành vị trí số 1 tại các bảng xếp hạng của Mỹ, giúp ông, ở tuổi 65, trở thành ca sĩ già nhất còn sống giành vị trí cao nhất tại các bảng xếp hạng. Sau đó, album đã được tạp chí Rolling Stone  bầu chọn là "Album của năm".
Những lời trong các bài hát đầu tiên của Dylan là sự kết hợp tầm ảnh hưởng của chính trị, bình luận xã hội, triết học và văn chương. Thách thức dòng nhạc Pop đương thời và tạo sức hút rộng rãi văn hóa đối lập (counterculture) thời đó. Trong khi phát triển và cá nhân hóa những phong cách âm nhạc, ông đã thể hiện sự tâm huyết với nhiều dòng nhạc truyền thống của Mỹ từ folk và country/blues đến rock and roll và rockabilly , tới nhạc Folk Anh, Scotland, Ireland, thậm chí là jazz, swing, Broadway, rock nặng và gospel.
Dylan biểu diễn với guitar, keyboard and harmonica . Được sự giúp đỡ của nhiều nhà soạn nhạc, ông đã thực hiện các tour diễn đều đặn từ cuối thập niên 1980, chính vì vậy mà sau đó họ gọi đó là “Never Ending Tour” (tour diễn không bao giờ kết thúc). Dylan đã biểu diễn cùng nhiều danh ca lớn như The Band, Tom Petty, Joan Baez, George Harrison, The Grateful Dead, Johny Cash, Willie Nelson, Paul Simon, Eric Clapton,Patti Smith... và Stevie Nicks. Dù những thành quả với tư cách là ca sĩ và nghệ sĩ thu âm là dấu ấn lớn trung tâm trong sự nghiệp Dylan, nhưng việc sáng tác ca khúc được ghi nhận là đóng góp lớn nhất của ông cho âm nhạc đương đại.

Những bản thu âm đã giúp ông giành giải Grammy, Quả Cầu Vàng  và nhiều giải thưởng của viện Hàn Lâm. Ông đã được ghi danh tại đại sảnh danh vọng về dòng nhạc Rock&Roll, đại sảnh danh vọng cho các nhà soạn nhạc tại Nashville, và đại sảnh danh vọng dành cho các nhà soạn nhạc. Dylan được tạp chí Time  bầu là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ 20. Năm 2004, Bob Dylan được xếp ở vị trí thứ 2 bên cạnh The Beatles  trong danh sách 100 nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone. Tháng 1 năm 1990, ông được trao huân chương nghệ thuật & văn học (Commandeur des Arts et des Lettres) bởi bộ trưởng văn hóa Pháp Jack Lang . Năm 2000, ông được trao giải Polar Music bởi Viện Âm nhạc Hoàng gia Thụy Điển . Và năm 2007, Dylan được trao giải Prince of Asturias trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông cũng đã vài lần được đề cử cho giải Nobel  văn học.

--ooo0ooo---

7. TÂY DU KÝ

Bước vào cõi Phật – Quyển 2 – Bài 7. Tây Du Ký
Cố Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú
-o0o-
7. TÂY DU KÝ

Trước đây, khi nói về ngài Huyền Trang, tức là Đường Tam Tạng, tôi đã thưa rằng Tây Du Ký do Ngô thừa Ân tưởng tượng mà viết ra, nhưng có nhiều chi tiết ly kỳ và lý thú, nên được biết đến nhiều hơn là Tây Vực Ký là chuyện thật do chính ngài Huyền Trang viết, kể lại chuyến đi Tây Trúc thỉnh kinh.  Tôi cũng đã thưa rằng Tây Du Ký có chỗ mang ẩn nghĩa dính líu đến Duy thức học, môn học làm nền móng cho Pháp tướng tông mà ngài Huyền Trang là giáo tổ.  Hôm nay, tôi xin nói về mấy chỗ ẩn nghĩa đó.
Con người có tám thức: năm thức đầu là nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, thức thứ sáu là ý thức, thức thứ bảy là mạt-na-thức và thức thứ tám là a-lại-da-thức.  Khi con mắt (nhãn căn) gặp cái cây chẳng hạn (cái cây gọi là nhãn trần) thì làm nảy ra nhãn thức, nhờ nhãn thức ta mới biết là cái cây.  Khi tai (nhĩ căn) gặp tiếng còi chẳng hạn (tiếng còi gọi là thanh trần), thì hai thứ ấy làm duyên cho nhãn thức nảy ra,  nhờ nhĩ thức ta mới biết là tiếng còi, vv ...
Khi trong ta, có một tư tưởng chẳng hạn, thì cơ quan nào coi về thứ đó?  Thưa rằng đó là giác quan thứ sáu vô hình, gọi là ý. Ý vô hình, nó “đóng đô” ở nơi vô hình gọi là ý căn.  Cơ quan Ý gặp một tư tưởng thì tư tưởng đó gọi là một pháp.  Phải có ý thức thì ta mới biết đó là một tư tưởng.  Ý thức quan trọng vì nó tổng hợp năm thức kia, có nó thì mới có suy nghĩ, học hỏi, lý luận, đặt kế hoạch vv... Nó là “công vi thủ, tội vi khôi” (công cũng do nó đứng đầu, tội cũng do nó đứng thứ nhất). 
Thức thứ bảy là cái gì?  Chính là cái ý căn.  Nó có nhiều tên lắm, ta hãy dùng tên mạt- na-thức, nói ngắn là mạt-na.  Nó là thứ so đo, tính toán, quyết định, đáng chú ý là nó hay quyết định theo thói quen của con người, và đáng chú ý nữa là nó chấp ngã nặng nề, cái ta do nó mà mạnh.  Thế thì nó xấu hay sao? Không!  Nó bảo vệ cái thân mệnh ta, nó nghĩ cách bảo vệ cái ta. 
Còn thức thứ tám là cái nào?  Nó cũng có nhiều tên, ta hãy dùng tên a-lại-da, nó là cái kho, kho chứa nghiệp do thân khẩu ý gây ra và cả nghiệp của các đời trước.  Các chủng tử (nhân) mà người ta gieo vào đó sẽ trổ quả.  Chính a-lại-da mang cái nghiệp vô hình đi luân hồi.

Con heo Trư Bát Giới ham ăn ham uống, tượng trưng cho năm thức đầu, tiếp xúc với ngoại cảnh rồi bị ngoại cảnh chi phối, tham lam, cái gì hay, đẹp, tốt cũng muốn chiếm về phần mình, tay luôn luôn cầm đinh ba sẵn sàng quơ mọi thứ cho mình ; “hương thơm vị ngọt quen mồm mũi, tiếng dịu mầu xinh bận mắt tai”; khi đã vướng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc rồi, mà lại không có ai chỉ bảo cho con đường giải thoát để trở về quê hương thật sự của mình là cõi Niết-bàn thì luân hồi không biết kiếp nào mới ra khỏi: “trôi giạt còn dài đời gió bụi, quê hương muôn dặm bóng xa khơi” (Trần Thái Tông, bài Bốn núi, trong Khóa Hư Lục, bản dịch của Ngô tất Tố).
 Con khỉ Tôn Ngộ Không do thông minh nhanh nhẹn, làm chúa đàn khỉ ở Hoa Quả Sơn, đây là tượng trưng cho thức thứ sáu tức là ý thức, sự suy xét, sự lý luận, sự phán đoán ... , nói dễ hiểu Tôn Ngộ Không tượng trưng cho lý trí.  Lý trí này nghĩ phải, nghĩ trái đều được, nghĩ trái như là phá rối tận Thiên đình, nghĩ phải như yểm trợ và bảo vệ sư Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh Phật.  Muốn huấn luyện cho biết nghĩ phải thì cần thực hành chánh pháp, chệch một chút là hỏng; đó là ý nghĩa việc Tôn Ngộ Không đội kim cô, nghĩ sai là đau đầu ngay.  Làm chúa khỉ rồi, một ngày kia, Tôn Ngộ Không tức Hầu Vương muốn hưởng mãi phúc trời tức là muốn bất tử.  Một con khỉ già chỉ bảo cho biết rằng nên tu thành Phật, Thánh thì “sống ngang trời đất”.
 
Sa Tăng thì sao?  Sa Tăng gánh hành lý, giữ giấy tờ.  Giấy tờ để làm gì? đó là thẻ căn cước theo cách nói ngày nay.  Căn cước này ghi rõ tên tôi, hành lý này của tôi, của thày tôi, của bạn tôi... luôn luôn có chữ “tôi”, rõ ràng là nói cái “ngã”.  Sa Tăng tượng trưng cho thức thứ bảy, tức mạt-na, luôn luôn chấp ngã.  Tu Phật là tiến tới chỗ vô ngã, một trong những điều cần để chứng ngộ Niết -bàn là đạt được tình trạng tâm lý vô ngã.  Thế thì bỏ cái thân này đi chăng, tự tử chăng?  Làm thế là điên rồ, không có cái thân này thì lấy gì mà tu? Thân phải khỏe mạnh, tâm phải trong sạch, thân tâm phải đi đôi với nhau. Khỏe như Bạch Mã mà Đường tăng cưỡi, thanh tịnh như lòng của Đường tăng.  Thân khỏe, lòng tịnh, thêm vào ý chí tinh tấn, cần cù, nhẫn nại như  Sa Tăng, thế thì vượt được mọi trở ngại trên đường tu hành.
Khi thày trò Đường tăng gặp nạn, bị tiểu yêu bắt nhốt vào túi, chỉ có một mình Tôn Ngộ Không ở ngoài, chưa nghĩ ta cách gì giải cứu thì may sao, gặp được ngài Di-Lặc chỉ mẹo cho tiểu yêu ăn dưa cả hột.  Nó ăn, hột vào trong bụng, trổ thành cây, tiểu yêu chịu không thấu  nên bị thua vv…  Cái túi chứa hột, hột lớn lên thành cây, ý nghĩa gì đây?  Đó là a-lại-da, tên khác là tạng thức.  Túi chứa dụ cho cái kho (tạng = kho), hột là chủng tử, chủng tử lớn dần ... chẳng qua là nhân đang trở thành quả, nghiệp đang thành hình.  Lại nữa, nói tới đức Di-Lặc là nói tới Duy thức, chính ngài đã dạy Duy thức cho hai ngài Vô Trước và Thế Thân.  Các vị ấy đã xiển dương môn Duy thức học, ngài Huyền Trang rất tinh thông môn học đó, đem truyền bá tại Trung Quốc nên ngài được coi là giáo tổ của Duy thức Pháp tướng tông.
Đường tăng là một nhân vật có thật, còn các nhân vật kia do óc tưởng tượng của văn sĩ Ngô Thừa Ân tạo ra.  Tuy là tưởng tượng nhưng đây là một sự tưởng tượng có lớp lang, có hệ thống, có dựa trên một lý thuyết là Duy thức học nói riêng và vào Phật pháp nói chung.  Khi còn ít tuổi, chúng ta đã thích thú Tây Du Ký. Nay học Phật, thấy rõ nhiều chi tiết khéo lồng vào truyện, khéo gợi Duy thức học và Phật học [thí dụ: có người mách cho Tôn Ngộ Không đến tìm Đạo ở động Tà nguyệt tam tinh, thì đó chẳng qua là chữ tâm ( “một vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời”, cụ Nguyễn Du cũng  đã dùng để tả chữ tâm) mà tâm lại chính là ý niệm cốt lõi nhất mà cũng khó hiểu nhất của đạo Phật] chúng ta cảm thấy thích thú thêm một phần nữa. 
---ooo0ooo---

130 ĐIỀU CHƯA BIẾT (10)

130 điều có thể bạn chưa biết (10)
Sưu tầm
-o0o-
91. Mặt trời lớn hơn trái đất khoảng 330,000 lần.
92. Số lượng người ở Trung Quốc nói tiếng Anh còn nhiều hơn ở Mỹ.

93. Trứng đà điểu phải mất 4 tiếng để luộc chín hoàn toàn.

94. 1 tên gọi cho game trong Windows “Solitaire” nữa là “Kiên nhẫn”.
95. Lúa mì là cây được trồng nhiều nhất trên thế giới, và cũng là cây được nhiều người ăn nhất.
96. Cơ bắp mạnh nhất trong cơ thể chúng ta là…. lưỡi.

97. Voi thường giương ngà lên khi nó cảm thấy nguy hiểm.

98. 1 con heo có thể chạy 1 dặm trong 7 phút rưỡi.
99. Từ ngắn nhất trong tiếng Anh mà chứa cả A,B,C,D,E,F là “feedback”.
100. Nếu bạn ngủ trong phòng lạnh thì cơ hội gặp ác mộng sẽ cao hơn

---ooo0ooo---

ĐỨC THUKSEY RINPOCHE

Đức Thuksey Rinpoche - bậc hóa thân Bồ tát (phần 1)
Năm 1993, truyền hình France 3 cùng các hãng phim Rhea, Ellise đã cùng nhau giới thiệu bộ phim Bậc hóa thân Bồ tát của tác giả Pan Nalin.

Đức Thuksey Rinpoche - bậc hóa thân Bồ tát (phần 2)

http://vnexpress.net/video/chan-dung/duc-thuksey-rinpoche-bac-hoa-than-bo-tat-phan-2-2970304.html?p=1

Đức Thuksey Rinpoche - bậc hóa thân Bồ tát (phần 3)

-o0o-

---ooo0ooo---

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

DI SẢN TG TẠI INDONESIA

Di sản thế giới tại Indonesia
BKTT Wikipedia
-o0-
Hệ thống canh tác Subak
Hệ thống canh tác Subak là hệ thống quản lý nước (thủy lợi) cho các cánh đồng lúa ở đảo Bali, Indonesia  đã phát triển hơn 1.000 năm trước. Trên đảo Bali, thủy lợi không chỉ đơn giản là cung cấp nước cho cây trồng, mà nước còn được sử dụng để xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo phức tạp.[1] Các ruộng lúa ở Bali được xây dựng xung quanh "đền thờ nước" và việc phân phối nước được thực hiện bởi một thầy tế.
Prambanan
Prambanan là một quần thể đền thờ Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta  khoảng 18 km về hướng đông , đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đối tượng thờ là Trimurti , ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma , thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva . Cho đến thời điểm này, đây là đền thờ Hindu lớn nhất Đông Nam Á . Tháp chính giữa cao tới 47 mét.
Sangiran
Sangiran là một khu khảo cổ ở đảo Java, Indonesia. Đây là di sản thế giới UNESCO  từ năm 1996. Khu vực này bao gồm diện tích khoảng 48 km ² nằm ở Trung Java, khoảng 15 km về phía bắc của Surakarta  trong thung lũng sông Solo. Nămn 1934, nhà nhân chủng học Gustay Heinrich von Koenigswald  bắt đầu kiểm tra các khu vực. Trong quá trình khai quật hóa thạch  trong những năm tiếp theo của một số tổ tiên đầu tiên được biết đến của loài người, Pithecanthropus erectus ("người Java", bây giờ phân loại lại như là một phần của loài Người đứng thẳng (Homoerectus), được tìm thấy ở đây. Khoảng 60 hóa thạch của con người, trong đó có "Meganthropus" bí ẩn, đã được tìm thấy ở đây. Ngoài ra, có một số lượng đáng kể còn lại của các loài động vật mà những con người nguyên thủy săn, và của người khác mà chỉ đơn thuần là chia sẻ môi trường sống.
Vườn quốc gia Komodo
Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Indonesia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur  Nusa Tenggara Barat.
Vườn quốc gia này bao gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar, cũng như một số đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn này là 1.817 km² (trong đó 603 km² là đất).
Vườn quốc gia này được lập năm 1980 với mục đích ban đầu là bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ là rồng Komodo. Sau đó vườn mở rộng mục đích là bảo tồn hệ động thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển. các đảo của vườn quốc gia này có nguồn gốc núi lửa. Trong khu vực vườn quốc gia này có 4.000 dân sinh sống. Năm 1991, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Vườn quốc gia Lorentz
Vườn quốc gia Lorentz là một trong những vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới, nằm tại địa bàn tỉnh Papu, Indonesia . Với diện tích 25.056 km² (9.674 mi²), đây là vườn quốc gia lớn nhất Đông Nam Á . Năm 1999 , vườn quốc gia này được UNESCO  công nhận là di sản thế giới.
Vườn quốc gia Ujung Kulon
Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Krakatoa và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km² (443 km² biển), phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương.
Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Đây là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con Tê giác Java cuối cùng. Trước đây, phần chính của Ujung Kulon là đất canh tác. Sau khi Ujung Kulon bị núi lửa Krakatoa phá hủy vào năm 1883, dân cư thưa đi và nó lại trở thành rừng.

---ooo0ooo---

7. LE CORBUSIER

Những người nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật và giải trí[ (7)
BKTT WIKIPEDIA
-o0o
7. Le Corbusier
Le Corbusier có tên trên khai sinh là Charles-Edouard Jeanneret, sinh tại một thị trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của Thụy Sĩ, giáp giới với nước Pháp. Thời trẻ, Le Corbusier theo học tại trường thủ công mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Charles L'Éplattenier người đã từng du học tại Budapest  Paris, các trung tâm nghệ thuật thời bấy giờ.
 Thời điểm đó, Le Corbusier đã bộc lộ rõ hứng thú nghiên cứu về cấu trúc hình học của các đối tượng cũng như việc ứng dụng kĩ thuật vào nghệ thuật.
Công trình đầu tiên của ông là biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng núi La Chaux de Fonds đã thể hiện những giải pháp sáng tạo ở việc xử lí các chi tiết kỹ thuật. Những công trình đã sử dụng tài tình những ngôn ngữ của kiến trúc bản địa vùng núi Alps. Các công trình này dần dần đã thể hiện bước tiến trong tư duy về không gian kiến trúc với việc đơn giản hóa hình khối của trong kiến trúc.
Ham muốn khám phá đã thúc đẩy Le Corbusier rời quê nhà đi du lịch vòng quanh châu Âu. Năm 1907, Le Corbusier đến Paris và làm việc cho kiến trúc sư Auguste Perret, bậc thầy về sử dụng bê tông của kiến trúc Pháp giai đoạn đó. Từ tháng 10 năm 1910 đến tháng 3 năm 1911, Le Corbusier làm việc cho văn phòng của kiến trúc sư Peter Behrens, nhà tiên phong của kiến trúc hiện đại ở Đức  Berlin. Tại đây ông đã gặp kiến trúc sư trẻ Ludwig Mies van der Rohe. Những sự kiện này đã có ảnh hưởng rõ rệt trong sự nghiệp của ông sau này.
Vào cuối năm 1911, Le Corbusier đi du lịch các nước vùng Balkans, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký họa rất nhiều những gì ông nhìn thấy trong chuyến du lịch của mình, bao gồm những công trình nổi tiếng như đền Parthenon ở khu Acropolis (Athena, Hy Lạp). Những công trình mà sau này ông tán dương trong tác phẩm "Hướng về một nền kiến trúc" (Vers une architecture) viết năm 1923.

---ooo0ooo---

6. TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH

Bước vào cõi Phật – Quyển 2 – Bài 6
Cố Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú
-o0o-
6. TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH
Vào thế kỷ thứ nhất, Vua Minh Đế nhà Hậu Hán bên Trung quốc sai người đi sứ sang Thiên Trúc (tức Ấn-Độ ngày nay) để thỉnh kinh Phật. Trong số kinh mà phái đoàn đã thỉnh được, cuốn Tứ Thập Nhị Chương Kinh tức là Kinh Bốn Mươi Hai Chương, chép những lời dạy của đức Thế Tôn khi Ngài mới đắc đạo.  Các bộ kinh do một con ngựa bạch chở về; vua Minh Đế sai xây chùa và đặt tên là Bạch Mã Tự để chứa Kinh.
Tứ Thập Nhị Chương Kinh là cuốn kinh đầu tiên truyền sang Trung quốc, và Bạch Mã Tự cũng là ngôi chùa chính thức đầu tiên tại Trung quốc.
Xin trích ra đây vài Chương để quý đạo hữu học tập:
CHƯƠNG THỨ 18. - Đức Phật dạy: “Pháp của ta là: Niệm mà không chấp nơi niệm, mới thật là niệm.  Làm mà không chấp nơi làm, mới thật là làm.  Nói mà không chấp nơi nói, mới thật là nói.  Tu mà không chấp nơi tu, mới thật là tu.  Tỉnh thì gần được, Mê thì cách xa.  Ngôn ngữ dứt hết, không trói buộc vào sự vật.  Nếu sai lệch một chút, sẽ mất ngay. ”
Tuy chỉ có mấy dòng thôi, nhưng nếu chú ý ta sẽ thấy cả cuốn Kinh Kim Cương luận về cái Lý Chân Không trên đây.  Thí dụ: “Bồ-tát trang nghiêm Phật độ, mà không nghĩ rằng mình trang nghiêm Phật độ, mới thật là trang nghiêm Phật độ ”. Thí dụ khác: “Tu-Bồ-Đề, phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng.  Nếu thấy các pháp đều hư vọng, tức là thấy được Như Lai. ” Và: “Tu-Bồ-Đề.  Thật không có một pháp nào gọi là phát tâm bồ-đề. ”
CHƯƠNG THỨ 37. – Đức Phật dạy: “ Đệ tử của ta tuy ở xa ta vài nghìn dặm mà luôn luôn nghĩ đến giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ở gần bên ta, tuy thường gặp, mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng cũng không chứng được đạo”.
CHƯƠNG THỨ 38. - Đức Phật hỏi một sa-môn: “Mạng người ta được bao lâu?”
Bạch rằng: “Chừng vài ngày. ”
Đức Phật nói: “Nhà ngươi chưa biết Đạo.” 
Ngài lại hỏi một sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”
Bạch rằng: “Chừng một bữa cơm”.
Đức Phật nói: “Nhà ngươi chưa biết Đạo”.
Ngài lại hỏi một sa-môn khác: “Mạng người được bao lâu?”
Bạch rằng: “Chỉ trong một hơi thở ra vào. ”
Đức Phật nói: “Đúng vậy, nhà ngươi đã biết Đạo rồi đó. ”
CHƯƠNG THỨ 40. - Đức Phật dạy: “Hành đạo chớ có như con bò kéo cái cối xay.  Tuy rằng thân có hành đạo, mà tâm có hành đạo đâu.  Nếu như tâm thực hành được đạo thì chẳng cần đến nghi thức hành đạo”.
Cách đây 25 thế kỷ, đức Thế Tôn đã dạy như vậy rồi.  Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng nói:
“Bồ-đề tự lòng tìm thấy,   
Nhọc chi ngoài tánh cầu huyền
Nghe giảng tu hành theo đó,   
Thiên đường mắt thấy hiện tiền.”
CHƯƠNG THỨ 22. - Đức Phật dạy: “ Đối với tiền tài và sắc đẹp, người ta rất khó buông xả; tiền tài và sắc đẹp ấy giống như chút mật dính trên lưỡi dao, chẳng đủ cho một bữa ăn ngon, đứa bé liếm lấy ắt mắc cái họa đứt lưỡi”.
CHƯƠNG THỨ 24. - Đức Phật dạy: “ Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng nữ sắc. Lòng ham muốn sắc đẹp, to lớn không gì sánh bằng.  May mà chỉ có một nó mà thôi, nếu có đến hai thứ như nó thì khắp thiên hạ, chẳng còn ai tu Đạo nổi nữa”.
CHƯƠNG THỨ 25. - Đức Phật dạy: “ Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay”.
CHƯƠNG THỨ 26. - Thiên ma hiến ngọc nữ cho Phật, toan phá hoại ý chí của Ngài. Đức Phật nói: “ Những túi đồ da ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Đi ngay! Ta chẳng dùng đâu”.
CHƯƠNG THỨ 9. - Đức Phật dạy: “Lấy sự nghe nhiều hiểu rộng mà yêu mến Đạo, thì khó mà hiểu thấu được Đạo.  Nếu bền chí mà phụng sự Đạo, thì thấu hiểu Đạo rộng lớn.”
CHƯƠNG THỨ 12. - (Nêu ra sự khó để khuyên tu) Đức Phật dạy: “ Người ta có hai mươi sự khó:
1- Bần cùng mà bố thí là khó.                  
2- Hào quý mà học Đạo là khó.
3- Bỏ thân mạng quyết chết là khó.         
4- Được thấy kinh Phật là khó.
5- Sanh mà gặp đời có Phật là khó.         
6- Nhịn sắc, nhịn dục là khó.
7- Thấy tốt mà chẳng mong cầu là khó. 
8- Bị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó.
9- Có thế lực mà không lạm dụng là khó.     
10- Gặp việc mà vô tâm là khó.
11- Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó.        
12- Dẹp trừ tính ngã mạn là khó.
13- Chẳng khinh người chưa học là khó. 
14- Thực hành tâm bình đẳng là khó.
15- Chẳng nói thị phi là khó.                     
16- Gặp được thiện tri thức là khó.
17- Học Đạo, thấy được Tánh là khó.      
18- Tùy duyên, hóa độ người là khó.
19- Thấy cảnh mà không động là khó.      
20- Khéo biết phương tiện là khó.
---o0o---
GHI CHÚ. Khi cho lên mạng BuddhaSasana bản dịch của sư Viên Giác, ông Bình Anson đã ghi chú như sau: Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản kinh Phật giáo đầu tiên được dịch sang tiếng Hán. Bản dịch thông dụng nhất hiện nay được nhiều người cho rằng do ngài Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc Pháp Lan dịch trong thời vua Minh Đế thời nhà Hậu Hán. Đây không phải là một bản kinh thuần túy ghi lại một bài giảng của đức Phật mà chỉ là một tuyển tập, trích dịch ngắn gọn các lời dạy của đức Phật từ nhiều bản kinh Phạn ngữ khác nhau, không biết nguồn gốc. Trong Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, quyển 1, chương 2, tác giả Nguyễn Lang viết rằng trải qua nhiều đời lưu truyền, nội dung và văn thể bản kinh này có nhiều thay đổi, các tư tưởng mới trong Thiền tông đại thừa Trung Hoa đã được pha trộn thêm vào bản kinh nguyên thủy (chẳng hạn như các quan niệm về vô niệm, kiến tánh học đạo, vô tu vô chứng ..)
GHI CHÚ. Khi cho lên mạng BuddhaSasana bản dịch của sư Viên Giác, ông Bình Anson đã ghi chú như sau: Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản kinh Phật giáo đầu tiên được dịch sang tiếng Hán. Bản dịch thông dụng nhất hiện nay được nhiều người cho rằng do ngài Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc Pháp Lan dịch trong thời vua Minh Đế thời nhà Hậu Hán. Đây không phải là một bản kinh thuần túy ghi lại một bài giảng của đức Phật mà chỉ là một tuyển tập, trích dịch ngắn gọn các lời dạy của đức Phật từ nhiều bản kinh Phạn ngữ khác nhau, không biết nguồn gốc. Trong Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, quyển 1, chương 2, tác giả Nguyễn Lang viết rằng trải qua nhiều đời lưu truyền, nội dung và văn thể bản kinh này có nhiều thay đổi, các tư tưởng mới trong Thiền tông đại thừa Trung Hoa đã được pha trộn thêm vào bản kinh nguyên thủy (chẳng hạn như các quan niệm về vô niệm, kiến tánh học đạo, vô tu vô chứng ..)

BuddhaSasana cũng đưa lên mạng bản dịch của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành, California, Hoa Kỳ và bản dịch ra Anh Ngữ lấy từ một mạng tiếng Anh, nhan đề The Sayings of the Buddha in Forty-Two Sections by Kasyapa Matanga and Gobharana. Lời mở đầu của bản tiếng Anh này cho biết: Kinh này được viết theo kiểu Kinh Thư của Khổng Tử để thích hợp với người Trung Hoa cho nên mỗi chương đều bắt đầu bằng “Đức Phật dạy”, giống như “Khổng Tử viết”...

---ooo0ooo---