Trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

VUON HOA DIA DANG (2-3)

"Vườn hoa địa đàng" vòng quanh thế giới (2-3)

-o0o-
2. Vườn Exbury, Anh
Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Nằm ở công viên quốc gia New Forest, Hampshire, Anh, khu vườn nổi tiếng Exbury thuộc sở hữu của gia tộc Rothschild có sức quyến rũ kỳ lạ đối với bất cứ ai yêu sự lãng mạn và rực rỡ của những bông hoa sắc màu.

Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi

Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Mỗi khi hè sang, khu vườn Exbury lại rực rỡ với sắc hồng, đỏ của hoa đỗ quyên, hoa trà... bao phủ cả một khoảng không gian rộng lớn. Trải dài trên một vùng có diện tích khoảng 81ha, khu vườn Exbury không chỉ là một điểm du lịch yêu thích của nhiều người mà còn là khu nghiên cứu thực vật của các nhà khoa học.
3. Vườn Keukenhof, Hà Lan
Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Nằm tại Lisse, một thị trấn nhỏ ở phía Nam Amsterdam (Hà Lan), vườn Keukenhof được nhiều người biết đến là một trong những vườn hoa tulip đẹp nhất trên thế giới. Với khoảng 7 triệu hoa tulip thuộc 100 giống khác nhau, vườn Keukenhof đủ sức lay động, làm mê mẩn bất cứ du khách nào có dịp ghé thăm nơi đây.

Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Thời gian đẹp nhất để ngắm hoa tulip là vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội hoa Keukenhof lớn nhất thế giới trong tiết trời tuyệt đẹp của mùa xuân châu Âu.
Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Lang ngam vuon hoa dia dang vong quanh the gioi
Với những ai yêu thích tulip, nếu có dịp hãy một lần ghé qua Keukenhof - thiên đường hoa tulip để cảm nhận vẻ đẹp muôn màu của hàng ngàn loài hoa được trồng xen kẽ, tạo thành những bức tranh nghệ thuật đáng kinh ngạc.

---ooo0ooo---


20 DI SAN THE GIOI DEP NHAT

20 Di sản Thế giới đẹp nhất

Info.vn
-o0o-
Mỗi năm, có khoảng 25 địa danh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc ( viết tắt là UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới. 20 địa danh sau đây được cho là đẹp nhất trong số đó.
Angkor, Campuchia

Nằm giữa những rừng cây của rừng nhiệt đới Campuchia, di tích này thờ thần Vishnu. Một trong 100 công trình nổi tiếng nhất của di tích này là đền Angkor Wat. Địa danh Angkor cách thành phố Siem Reap khoảng 20 phút đạp xe. Vào khoảng thời gian từ tháng Mười Một tới tháng Hai hàng năm khi thời tiết khô hanh và nhiệt độ ở mức mát mẻ nhất (khoảng 25-30 độ C), có rất nhiều du khách đến đây.


Acropolis, Hy Lạp

Acropolis, thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất trên thế giới, cách thủ đô Athems chỉ một đoạn đường có thể đi bộ được. Pháo đài cổ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Mặc dù bị tấn công và tàn phá của nhiều người từ đế quốc La mã phương Đông, địa danh này vẫn trụ vững, mang đậm chất thần thoại Hy Lạp.
Bagan, Myanmar

Các chùa và đền tại Bagan, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Pagan, vương triều đầu tiên thống nhất các miền đất tạo thành nước Myanma ngày nay. Khu Phật giáo lớn này nằm gần sông Irrawaddy có hơn 2.500 công trình từ thể kỷ 10.
Bagan, nằm ở phía Tây miền Trung Myanmar.  Xuất phát từ Yangon, bạn có thể đến đây bằng máy bay, xe buýt và tàu hỏa.


Quần đảo Galápagos, Ecuador

Đây là một trong những địa danh đầu tiên được UNESCO đưa vào danh sách từ những năm 1970, quần đảo này nằm khá xa Thái Bình Dương. Nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin mô tả quần đảo này là “một thế giới nhỏ bé trong mỗi chúng ta”. Quần đảo không thay đổi trong nhiều thế kỷ.
Bạn có thể đến quần đảo Galápagos, cách lục địa Ecuador gần 1000km, bằng máy bay từ QuitoGuayaquil.
Công viên Quốc gia Göreme và Các khối đá Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ
Khu vực này là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều khu địa chất độc đáo, mang tính lịch sử và văn hóa. Các tầng đá của Cappadocia gần Göreme bị xói mòn thành hàng trăm cột đá ngoạn mục với hình dạng giống như tháp. Người dân của các làng  trung tâm vùng Cappadocia khắc khối đá núi lửa mềm để tạo thành nhà ở, nhà thờ và tu viện.
Rạn san hô Great Barrier, Australia

Được cấu thành từ hơn 3000 rạn san hô khác nhau, rạn san hộ lớn nhất thế giới này có thể được nhìn thấy từ trên không trung. Rạn san hô Great Barrier cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981
Hampi, Ấn Độ


Hampi nằm giữa các vườn chuối màu lục ở phía đông Karnataka, nằm bên sông Tungabhadra, trong khu di tích thành cổ Vijayanagara, cố đô của Đế quốc Vijayanagara. Ngôi làng này  là một trung tâm tôn giáo quan trọng, nơi có Đền Virupaksha.
Bạn có thể đi xe buýt qua đêm từ Goa tới Hampi hoặc đi bằng tàu Chennai, Mumbai, Bangalore, DelhiCalcutta. Khách du lịch sẽ tìm được những chỗ nghỉ ngơi với mức giá hợp lý xung quanh làng Hampi.
Iguazu, Brazil và Argentina

Thác nước bán nguyệt này hình thành trên biên giới ArgentinaBrazil. Là nơi cư ngụ của nhiều sinh vật hoang dã từ bướm đến cá sấu , báo đốm và nhiều loài thú kỳ lạ. Vào mùa thu, những cánh rừng nhiệt đới xung quanh mang lại một khung cảnh tuyệt đẹp khi hòa cùng với những dòng chảy của thác nước.
Vườn Quốc gia Los Glaciares, Argentina

Vườn Quốc gia có diện tích 4459 km2 đẹp như tranh ở Patagonia có chung biên giới với Chile này là một trong những địa điểm đẹp nhất thế giới để theo dõi hoạt động của các tảng băng. Khu vực băng lớn được biết đến nhiều nhất là Perito Mereno Glacier có màu xanh sáng.
Machu Picchu, Peru

Machu Picchu nằm trên Thung lũng Urubamba tại Peru, cách khoảng 70 km về phía tây bắc Cusco. Đỉnh núi Machu Picchu cao khoảng 2.350 mét so với mực nước biển. Đây là một trong những trung tâm khảo cổ quan trọng nhất tại Nam Mỹ. Đây cũng là vùng đất có hệ động vật và thực vật, đặc biệt là các loài lan phong phú và vì thế cũng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất tại Peru.
Mont-Saint-Michel, France

Mont-Saint-Michel là một hòn đảo, nổi tiếng vì có tu viện của Dòng Benedict, một trong những tiêu biểu cho kiến trúc Pháp thời Trung cổ.
Mont-Saint-Michel là một điểm rất cuốn hút  với khoảng 3,5 triệu du khách mỗi năm.
Petra, Jordan

Petra nổi tiếng vì có rất nhiều bức tượng được tạc trên vách đá. Khu vực này được công nhận là di sản thế giới của UNESCO năm 1985 và được mô tả là "một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại".
Kim tự tháp Giza, Ai Cập

Kim tự tháp Giza (Gizeh) hay còn gọi là kim tự tháp Kêôp (Kheops) một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn.
Đảo Phục Sinh (Rapa Nui), Chile

Đây là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới, nổi tiếng với các tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển.
Vườn Quốc gia Serengeti, Tanzania

Vườn Quốc gia Serengeti còn được gọi là "đồng của linh dương", nằm ở phía bắc Tanzania giáp với Kenya và hồ Victoria, nổi tiếng với nhiều loài thú dữ, sư tử, cá sấu, có cả ngựa vằn, nhưng đông nhất vẫn là linh dương đầu bò.
Sigiriya, Sri Lanka

Sigiriya là một ngôi thành cổ và cung điện bằng đá ở miền trung Matale thuộc Sri Lanka. Đây là một di tích lịch sử và thắng cảnh thu hút nhiều du khách. Xung quanh còn có hệ thống hào nước, ao hồ và vườn cảnh cùng nhiều công trình kiến trúc khác. Ở đây còn có một số bức họa cổ, tương tự như những bức vẽ trên vách đá trong động Ajanta, Ấn Độ.
Tulum, Mexico

Nằm trên một vách núi đá cao 12 mét, ven đường bờ biển phía đông của bán đảo Yucatan, Tulum, là một trong những khu du lịch nổi tiếng ở Quintana Roo. Đây là công trình kiến trúc cổ độc đáo của đế chế Maya được xây dựng vào năm 1200 sau Công nguyên. Những vết tích cổ đầy giá trị cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của các bãi biển nhiệt đới đã làm cho Tulum trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Valletta, Malta

Valletta là thành phố mang kiến trúc Baroque (phong cách xây dựng của thời kỳ Baroque, Ý bắt đầu vào cuối thế kỷ 17). Tuy nhiên, thành phố còn mang nhiều nét kiến trúc tân cổ điển pha với với kiến trúc hiện đại. Thế chiến thứ hai đã để lại đây nhiều dấu tích.
Venice và các kênh đào Italy

Venice thường gọi "thành phố của các kênh đào" với 117 đảo nhỏ, 150 kênh rạch và 409 cây cầu, chia thành 6 khu di tích. Venice là một thành phố có thời tiết tuyệt đẹp quanh năm và cũng chính vì thế nơi này quanh năm đều có rất nhiều du khách.

 Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ

Vườn quốc gia Yellowstone nằm ở các bang phía tây Wyoming, Montana và Idaho của Hoa Kỳ, có diện tích 8.980 km², bao gồm nhiều hồ, vực, sông và các dãy núi.  Vườn quốc gia này có hệ sinh thái hầu như còn nguyên vẹn lớn nhất thuộc vùng ôn đới bắc Bán cầu.
Phạm Khánh

---ooo0ooo---


CHUA BONG CAP THOI

Ban PHAN LUC (Chicago) chuyen tiep
Chữa bỏng cấp thời
-o0o-
burn

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra   trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị  phỏng dưới vòi nước lạnh ít nhất 20  phứt cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .



 
Có một người bị phỏng  nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút,   sau đó đập hai quả trứng lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. 


Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một  lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp  này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều   thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị  đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi  thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại  bình thường!  
Chỗ phỏng đã hoàn  toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min. 
Điều này có thể bổ ích cho mọi người, xin chuyển tiếp.

---ooo0ooo---

DI THE LAT MA ITIGELOV

Ban NGUYEN HAU (Canada) chuyen tiep :
Vị sư viên tịch mà trông như còn sống
-o0o-
Vào ngày 10, tháng 9, năm 2002 đã diễn ra việc khai quật cơ thể của vị trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov qua đời vào năm 1927 trước sự chứng kiến của người thân, quan chức chính quyền và các chuyên gia ở khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga).
Thông tin này đã được truyền rộng trên truyền thông của Nga về vị Lạt-ma Buryat (sau này gọi là Hambo Itigelov ), người đã được khai quật từ một ngôi mộ vào đầu thế kỷ 21. Ngôi mộ này gồm một hộp gỗ và trong đó có đặt một vị sư Lạt-ma ngồi xếp bằng ở thế kiết già. Cơ thể của ông được bảo quản nguyên vẹn như thể nó đang được ướp xác. Cơ bắp và da của ông vẫn còn mềm mại, các nếp nhăn vẫn còn. Cơ thể ông được bao bọc bằng một bộ quần áo bằng vải lụa.


Vị trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov khá nổi tiếng trong lịch sử nước Nga. Ông học ở Anninsky Datsan (Đại học Phật giáo ở nước cộng hòa Buryatia, ngày nay chỉ còn lại di tích) và đã đạt được bằng y học và triết học (bản chất của sự vô vi), ông đã biên soạn quyển từ điển bách khoa dược.
Vào năm 1911, Itigelov trở thành vị Lạt Ma Hambo (người đứng đầu nhà thờ ở Nga). Trong suốt thời gian từ năm 1913 đến 1917, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội cùng với Sa hoàng, ông được mời đến trong dịp kỷ niệm 300 năm của dòng họ Romannov, và Nikolai II trao giải thưởng St. Stanislav cho ông vào ngày 19 tháng 3 năm 1917.
Trong suốt Đệ Nhất thế chiến, ông Hambo Itigelov sáng lập ra tổ chức “Các anh em Buryat”. Ông đã giúp quân đội bằng tiền, thức ăn, quần áo, thuốc men, ông cũng xây dựng các bệnh viện có các vị bác sỹ Lạt ma để cứu các thương binh. Chính vì điều đó, ông nhận được giải thưởng St. Anna và các giải thưởng khác. Vào năm 1926, ông Hambo Itigelov đã khuyên các vị sư rời khỏi nước Nga bởi vì “giáo lý đỏ đang đến” (chỉ chủ nghĩa cộng sản – ND), tuy nhiên bản thân ông thì không bao giờ rời khỏi nước Nga.
Năm 1927, khi ông 75 tuổi, ông nói với các vị Lạt-ma chuẩn bị thiền định vì ông sắp viên tịch. Các vị Lạt Ma đã không đồng ý tham gia vì ông vẫn còn sống. Khi Itigelov bắt đầu ngồi thiền một mình, các vị Lạt Ma đã tham gia cùng ông và ông viên tịch ngay sau đó.
Ông Hambo Itigelov đã để lại bản di chúc nói rằng hãy chôn ông ở tư thế kết già trong một hộp gỗ cây tùng ở một nghĩa trang truyền thống. Ngoài ra, một điểm hết sức thú vị đó là: bản di chúc còn nói hãy khai quật mộ ông vào khoảng thời gian nhiều năm sau đó. (Điều đó có nghĩa là ông biết được cơ thể của mình sẽ được bảo quản). Sự việc này xảy ra vào năm 1966 và năm 1973 các nhà sư e ngại không dám nói với mọi người về điều đó, bởi vì chế độ Cộng Sản đang bóp nghẹt tôn giáo trong xã hội vào thời đó. Chỉ vào năm 2002, cơ thể của ông được khai quật và chuyển đến tu viện Ivolginsky Datsan (nơi thường trú của vị Lạt-ma Hambo Itigelov). Cơ thể của ông được kiểm tra chặt chẽ bởi các nhà sư, các nhà Khoa học và các nhà bệnh lý học.
Kết quả giám định cơ thể của ông như sau: Cơ thể đã được bảo quản rất tốt, toàn bộ cơ bắp và các tế bào không hề có dấu hiệu của sự phân hủy, khớp và da vẫn còn mềm. Điều thú vị là cơ thể của ông chưa bao giờ được ướp tươi cũng như ướp xác.
Hai năm sau đó, cơ thể ông được trưng bày để mọi người đến chiêm ngưỡng, không hề có một chế độ bảo quản bằng nhiệt độ hay độ ẩm nào. Không ai biết vì sao mà cơ thể ông được giữ nguyên vẹn như thế.
Trong kinh điển Phật giáo có miêu tả về hiện tượng này, tức là cơ thể của các vị sư có thể đạt được trạng thái “bất hoại” ang qua phương pháp tu luyện thiền định. Nhưng điều này chưa bao giờ được chứng thực. Và giờ đây điều này là một minh chứng rõ ang.


---ooo0ooo---

KINH MUNG PHAT DAN

BƯỚC VÀO CỬA PHẬT
Hoằng Hữu NGUYỄN VĂN PHÚ
Rằm tháng tư
2. KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN
 Hôm nay, chúng ta hội họp nơi đây để mừng lễ Phật đản, mừng ngày sanh của đấng Cha Lành, của bậc đạo sư đã chỉ dẫn cho nhân loại con đường giác ngộ và giải thoát.
Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sanh vào năm 623 trước TL, tại vườn Lâm-Tì-Ni, gần thành Ca-Tì-La-Vệ. Sống trong hoàng cung của phụ vương Tịnh-Phạn và mẫu hậu Ma-Da, giữa sự cao sang tột bực, lẽ thường thì thái tử hẳn là sung sướng lắm, nhưng những cảnh sinh, lão, bệnh, tử và nhiều cảnh khổ khác đã làm cho thái tử nghĩ ngợi nhiều về thân phận của con người. Năm 29 tuổi, thái tử từ bỏ cung vàng điện ngọc, gia đình vợ con để ra đi tìm con đường giải thoát, giải thoát khỏi mọi khổ đau, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Sau bao nhiêu vất vả và cố gắng, với ý chí sắt đá, ngài đã giác ngộ vào năm 35 tuổi, giác ngộ nguyên nhân gây ra đau khổ, giác ngộ con đường thoát khổ, giác ngộ thực tướng của vạn pháp. Từ đó, Ngài hoằng dương đạo pháp không ngưng nghỉ suốt 45 năm và nhập diệt năm 80 tuổi. Năm nhập diệt của Ngài được kể là năm 1 của Phật lịch.*

PHẬT ĐẢN SINH

Ngài thuộc bộ tộc Thích-Ca, họ là Cồ-Đàm, tên là Tất-Đạt-Đa. Sau khi ngài thành Phật thì người ta gọi ngài là Phật Thích-Ca Mâu-Ni (Mâu-Ni nghĩa là nhân từ, hoàn toàn). Trong kinh sách, Ngài có 10 danh hiệu : Như Lai (bậc an nhiên tự tại hoàn toàn), Ứng Cúng (xứng đáng nhận được sự cúng dường của nhân và thiên), Chánh Biến Tri (bậc hiểu biết hết cả), Minh Hạnh Túc (bậc có đầy đủ trí huệ và hạnh đức), Thiện Thệ (bậc đã làm xong mọi sự lành), Thế Gian Giải (bậc hiểu rõ lý và sự của thế gian), Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu (bậc cao hơn hết, thống trị lấy mình và chúng sanh), Thiên Nhân Sư (thày dạy của nhân và thiên), Phật (bậc giác ngộ hoàn toàn), Thế Tôn (bậc được tất cả chúng sanh tôn trọng). Sinh ra, lớn lên, và mất đi như một con người chứ không phải như là một thần linh, ngài là một con người đại hùng, đại lực, đại từ bi. Đại hùng vì đã dám dứt khoát từ bỏ tất cả phú quý để ra đi tìm Đạo; đại lực vì đã giữ vững ý chí sắt đá trên đường tu khó khăn; đại từ bi vì đã tìm đường giải thoát không riêng cho mình mà cho toàn thể chúng sinh đau khổ.
Ngày nay trên thế giới có trên 500 triệu người theo đạo Phật, thuộc nhiều giáo hội khác nhau, thực hành nhiều phép tu khác nhau nhưng tất cả đều không ra ngoài giáo pháp căn bản của đức Thế Tôn.
Giáo pháp của Ngài rút gọn như sau này :
1/ đối với vũ trụ và nhân sinh thì có bốn điều gọi chung là bốn vô thường : khổ, không, vô thường, vô ngã.
2/ đối với bản thân người tu học thì có ba điều gọi là tam học : giới, định, huệ ; giới để thanh lọc thân và tâm, định để chế ngự cái tâm lăng xăng hay hướng ra ngoại cảnh, huệ để thấy được cái tướng thật sự của thế gian.
3/ để thăng tiến trên đường tu thì luôn luôn thực hành bốn tâm vô lượng : từ, bi, hỷ, xả. Từ là cho vui, bi là cứu khổ, hỷ là vui với cái vui của người, xả là buông bỏ mọi thứ trói buộc mình.
Hàng ngày, nhiều Phật tử trên thế giới thành kính hành hương về nơi đất Phật để chiêm bái vườn Lâm-Tì-Ni là nơi đức Phật đản sanh, Bồ-đề đạo tràng là nơi ngài thành đạo, Vườn Nai (Lộc Uyển) là nơi ngài thuyết pháp lần đầu tiên, Câu-Thi-Na là nơi ngài nhập diệt ...

VƯỜN LÂM –TÌ- NI
Kỷ niệm ngày Phật đản, không những thành tâm nhớ đến công ơn của đấng từ phụ và chăm chỉ học Phật pháp, Phật tử chúng ta còn cần phải siêng năng tu tập. Kinh sách có cả ngàn vạn quyển, pháp môn thì vô lượng cho nên những ai còn đang lo xây dựng tương lai, còn đang lo làm tròn mọi bổn phận với gia đình, quốc gia và xã hội, nhiều khi tự hỏi muốn đến với đạo Phật mà không hiểu nên đến như thế nào.

VƯỜN LỘC-UYỂN

Xin thưa ngay rằng đạo Phật đề cao tự do tư tưởng. Đức Phật đã dạy trong kinh Kalama rằng ta cần phải suy xét kỹ kưỡng về mọi điều, kể cả lời dạy của thày mình tức là của chính đức Phật. Vậy ai đến với đạo Phật, sẽ tự mình suy nghĩ, cân nhắc và quyết định. Không cần phải tin điều gì mà mình chưa hiểu. Dù quy y Tam Bảo hay chưa, tất cả chúng ta đều có thể chọn cách sống mà Phật đã chỉ dạy.

PHẬT NHẬP DIỆT

Đạo Phật không phải là một đạo chán đời, trốn trách nhiệm. Đức Phật hiểu rõ rằng trên đời này, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Thật sự thì ít người đạt được hạnh phúc chân thật, mà trái lại phải chịu nhiều đau khổ, chỉ vì lòng ham muốn thì không bao giờ được thỏa và lòng tham thì không có đáy. Con người thường chạy theo ngoại cảnh và nói chung chính ngoại cảnh lôi kéo chúng ta vào sự ham muốn. Đạo Phật dạy “hãy quay vào trong” nghĩa là thay vì luôn luôn hướng ra ngoại cảnh, chúng ta cần quay vào trong tâm mình, để xét chính mình. Việc này nói có vẻ dễ nhưng phải cương quyết lắm mới làm được vì con người ta rất ít khi muốn tự xét mình, tìm khuyết điểm của mình và nguyện bỏ những khuyết điểm ấy. Thật ra, việc quay vào trong để xét mình tức là phản quang tự kỷ giúp cho chúng ta hiểu được chính chúng ta và nhờ đó tự chúng ta giảm được lòng tham dục. Khi tham dục bớt dần đi, khi biết thiểu dục tri túc nghĩa là “ít ham muốn và biết đủ” chúng ta sẽ thấy thanh thản hơn, và đó là bước đầu theo Phật đạo.
Đối với mình thì can đảm tự xét mình, còn đối với đồng loại thì sao? Phải thực hành từ, bi, hỷ, xả. Nói thì dễ như vậy, nhưng ai cũng hiểu là làm thì khó. Tuy vậy cứ làm chút một, chút một, kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu xã hội thấm nhuần từ bi hỷ xả thì cuộc sống tươi đẹp biết bao! Điều này đã được nói ra cả mấy ngàn năm rồi, mà sao chẳng thấy chi là cụ thể hết? Thật ra thì con người ngày nay đã thấy thiếu phần tâm linh là một cái thiếu tai hại; không phải chỉ Đông Phương thấy rồi mà Tây Phương cũng đã bắt đầu thấy. Không phải Phật tử thấy mà ngay những người vô thần bậc nhất nay đã cũng hé thấy.
Đối với nhân loại đầy hận thù, giết chóc, đạo Phật cống hiến được những gì? Đạo Phật là một đạo khoan dung, đạo Phật chủ trương bất bạo động, nôm na là không dùng sức mạnh mà luôn luôn tìm kiếm mọi giải pháp ôn hòa. Nói vậy, có thể hiểu lầm rằng người theo đạo Phật yếu kém và nhu nhược; thật ra theo đạo Phật, bất bạo động mới là khó, đó là không khiếp sợ, đó là vô úy.
Đứng trước một số điều không suông sẻ trong mấy chùa, mấy hội đoàn, mấy tu sĩ cả trong và ngoài nước, Phật tử chúng ta có ý buồn, đôi khi nản chí, chưa kể có người khác lên tiếng chế nhạo. Đứng trước những điều đáng buồn ấy, chúng ta hãy nhớ rằng đức Phật đã dạy : “hãy y vào Pháp, đừng y vào người”. Hãy can đảm và tin tưởng tiến bước trên Phật đạo, đức Phật đã dạy : “hãy đốt đuốc lên mà đi”. Để kết thúc, chúng tôi xin thưa rằng trong thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới, đạo Phật có thể cống hiến hạnh phúc cho mỗi người qua “phản quang tự kỷ” và “thiểu dục tri túc”, có thể cống hiến an lạc cho toàn xã hội do “từ bi hỷ xả” và có thể cống hiến hòa bình cho nhân loại do chủ trương “khoan dung và bất bạo động”.
Riêng đối với người Việt Nam chúng ta, đạo Phật là con đường tâm linh có sẵn từ ngàn xưa; dù đã phải trải qua bao dịp sóng gió thăng trầm, đạo Phật vẫn là con đường để rèn luyện con người mới dù gặp những hoàn cảnh khó khăn; đạo Phật vẫn là con đường để xây dựng một xã hội mới đầy tình thương sau mỗi thời kỳ đen tối của lịch sử, và đạo Phật vẫn là con đường để tu sửa hoặc xây dựng lại tất cả các tàn phá về mọi phương diện từ lâu nay. Và nhất là đạo Phật sẽ dìu dắt mỗi người trong chúng ta tạo nên một biệt nghiệp tốt lành để mà từ đó cùng nhau tạo nên một cộng nghiệp tốt lành cho thế hệ ngày nay và các thế hệ mai sau. Mọi người Việt Nam chúng ta đều biết rõ rằng cái cộng nghiệp của dân tộc ta nặng đến nỗi chúng ta đã phải chịu quá nhiều khổ đau, cay đắng và ngay giờ phút này đây lòng người nào đã được an, tâm trạng vẫn đầy nghi kỵ và chia rẽ dù trên những sự việc nhỏ nhặt. Gọi là đồng bào mà chưa có đồng tâm. Hãy làm cho tâm bình lại.
Vì tâm bình thì thế giới bình. Chúng tôi xin nói rõ : tâm mỗi người mà bình thì biệt nghiệp sẽ tốt lành, các biệt nghiệp mà tốt lành thì cộng nghiệp sẽ tốt lành; bấy giờ dân tộc ta mới mong thở hít không khí trong lành của tự do. Trong đấu tranh giành tự do, phần đấu tranh trong bản tâm mỗi người rất là quan trọng. Bởi vì tâm có khả năng chuyển hóa!
Nhân ngày Phật đản, chúng tôi xin kính chúc toàn thể quý đạo hữu và gia đình thân tâm thường an lạc. □
* Tây lịch cộng với 544 thì thành Phật lịch; thí dụ năm 2000 Tây lịch là năm 2544 Phật lịch.
GHI CHÚ.
Về sự đản sanh của đức Phật, người ta thường được nghe nói đến việc Phật sơ sinh bước đi bảy bước, dưới chân có hoa sen nở ; rồi một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói : “Trên trời, dưới trời, chỉ có ta là đáng quý hơn hết” . Vừa sinh ra đã biết bước đi ! Trong khi ghi tiểu sử các vĩ nhân, người ta thường có khuynh hướng đem vào đó một số chi tiết khác thường với mục đích đề cao và kính trọng các vị đó. Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết và được dùng nhiều làm biểu tượng cho đạo Phật. Còn về câu nói mà có người cho rằng đượm tính kiêu ngạo, xin quý vị hiểu cho rằng chữ ta dùng ở đó không có nghĩa là cái ta cá nhân, cái ta nhỏ bé, mà chính đó là Chân Tâm, là Chân Như, là Phật Tánh ... thấm nhuần vạn pháp, bản thể của vạn pháp ; đó chính là điều quý báu hơn hết cả !


LỄ PHẬT ĐẢN TAI TP HCM
Về bảy bước đi, ý nghĩa ra sao ? Mỗi nơi giải thích chi tiết ấy theo chiều hướng riêng. Có người nói số 7 tượng trưng cho thất đại : đất, nước, gió, lửa, hư không, thức và kiến đại. Người khác cho rằng số 7 đó nói lên rằng đức Phật Thích Ca là vị Phật thứ 7 tính từ Phật Tì-Bà-Thi, Phật Thi-Khí, Phật Tì-Xá-Phu, Phật-Ca-La- Tôn-Đại, Phật Ca-Na-Hàm Mâu-Ni, Phật Ca-Diếp. Lại có người đưa ra 7 phép tu Thất Giác Chi : Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả. Nếu dựa vào đó thì chúng ta cứ việc tra cứu các pháp số, mục nói về số 7, thì sẽ thấy rất nhiều. Riêng chúng tôi, xin đề nghị cách giải thích sau này : Ngài bảy bước, điều ấy nói lên rằng Ngài đã vượt qua tất cả 6 nẻo luân hồi gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, nhân, thiên mà bước lên hàng thánh, ra khỏi sinh tử luân hồi.
---ooo0ooo---